Chóng mặt sau khi uống thuốc là một trong những tác dụng phụ sau khi dùng thuốc, trong bài viết sau hãy cùng Stcpharco tìm hiểu uống thuốc xong bị chóng mặt có nguy hiểm không.
Hiện tượng chóng mặt sau khi uống thuốc
Qua những công trình nghiên cứu mà cụ thể là nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc thì nhận thấy rằng, với những người sử dụng một loại thuốc với tần suất quá thường xuyên thì sẽ rất dễ gặp phải tình trạng chóng mặt.
Đối với người bệnh việc phải dùng thuốc thường xuyên được chia thành 2 loại:
- Nhóm thứ nhất là nhóm người bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị vì họ đang bị bệnh.
- Nhóm thứ 2 là nhóm người mỗi khi bị bệnh là chọn các loại thuốc mạnh nhất, mua tự do không theo toa thuốc của bác sĩ để sử dụng vì muốn khỏi bệnh nhanh.
Chính vì việc lạm dụng thuốc quá nhiều, sử dụng trong thời gian quá lâu (khoảng vài năm) thì người bệnh gặp phải tình trạng bị chóng mặt.
Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người thực hiện việc ngưng sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc có thể ngưng, ví dụ như thuốc giảm đau thì kết quả cho thấy tỉ lệ bị chóng mặt cũng sẽ giảm xuống theo.
Chính vì đã có những công trình nghiên cứu như thế nên các bác sĩ đã đưa ra một kết luận rằng: Có một nhóm người rất dễ bị chóng mặt nhưng trước giờ không được quan tâm, đó là bị chóng mặt do dùng thuốc.
Những loại thuốc nào có thể gây chóng mặt ?
Bác sĩ Hoàng cho biết, có nhiều nhóm thuốc khi dùng có thể gây chóng mặt nhưng người bệnh không hề biết.
Cụ thể được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm đầu tiên gồm các loại thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt và thuốc ngừa thai.
- Nhóm thuốc thứ 2 chính là nhóm thuốc đặc hiệu như: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, những người phải dùng thuốc trong giai đoạn hóa trị hay những loại thuốc có thể làm mất đi khoáng tố kali…
Những người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc trên thì triệu chứng chóng mặt chắc chắn sẽ ‘gõ cửa’ không sớm thì muộn.
Phải làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc?
Tác dụng phụ của thuốc trong những trường hợp hiếm hoi, có thể nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của người sử dụng. Chính vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc điều trị nặng như kháng sinh, giảm đau… người bệnh cần chú ý các biểu hiện sau khi dùng thuốc.
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường người bệnh cần:
- Khi người bệnh chóng mặt và buồn nôn trường hợp nhẹ thoáng qua thì không cần ngừng thuốc, nhưng các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc đặt, tiêm hoặc thay thuốc. Nên uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước.
- Nếu bị buồn nôn hoặc ói, đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao và cho nằm nghiêng một bên, người bệnh không nên ngồi dậy hoặc đứng lên.
- Không nên để người bệnh một mình.
- Trong một số trường hợp, để tránh tình trạng bị mất nước, nên bù nước và chất điện giải Oresol khi có nhu cầu.
- Ngừng ngay thuốc đang uống và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu dị ứng nhẹ, dùng các thuốc chống dị ứng.
- Gọi cấp cứu khi có triệu chứng nặng như: khó thở, đau tức ngực, co giật, sưng mặt, môi, lưỡi và cổ họng.
- Người bệnh phải ghi nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ thay thế thuốc khác.
Các loại thực phẩm dùng cho người bị chóng mặt do uống thuốc
• Dùng thực phẩm giàu vitamin C
Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơ ri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.
• Dùng thực phẩm giàu vitamin B6
Thực nghiệm cho thấy, vitamin B6 có thể cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn, đặc biệt là chóng mặt do tác dụng phụ khi dùng thuốc uống trị bệnh.
Để bổ sung vitamin B6, bạn nên ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ.
- Gừng
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học (Mỹ) vào tháng 3/2003 cho biết, các nhà khoa học thuộc trường đại học Quốc gia Yang-Ming (Đài Loan) đã chứng minh rằng, gừng còn có thể khắc phục tình trạng chóng mặt và say tàu xe. Chỉ cần dùng từ 1 – 2g gừng là có thể giảm buồn nôn và say tàu xe nhanh chóng.
- Nước
Là thành phần quan trọng giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Nếu thời tiết nóng bức và bạn cảm thấy chóng mặt và đau đầu, nhiều khả năng cơ thể của bạn đang trong tình trạng mất nước. Vì vậy, mỗi ngày nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước (tương đương với 8 ly) để cân bằng cơ thể.
Trên đây là chia sẻ về tình trạng chóng mặt do dùng thuốc, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho uống thuốc xong bị chóng mặt có nguy hiểm không. Đừng quên theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiểu thông tin hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ TÌM HIỂU ] Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận
[ TÌM HIỂU ] Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn
[ GIẢI ĐÁP ] Chi Phí Tiểu Phẫu Mắt Cá Chân Là Bao Nhiêu?
[ THẮC MẮC ] Thuốc Xổ Nội Soi Đại Tràng Có Công Dụng Gì?