[ THẮC MẮC ] Uống Thuốc Khi Đói Bị Say Có Nguy Hiểm Không?

Uống thuốc khi đói bị say là một trong những tác dụng phụ thường xuyên được được đề cập trên thực tế lâm sàng, cùng Stcpharco tìm hiểu nhé!

Uống thuốc khi đói bị say là một trong những tác dụng phụ thường xuyên được được đề cập trên thực tế lâm sàng, cùng Stcpharco tìm hiểu nhé!

Buồn nôn sau khi uống thuốc

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp sau khi uống thuốc. Mặc dù không đau đớn nhưng tình trạng này gây ra nhiều cảm thấy khó chịu ở cổ họng, vùng bụng trên.

Thông thường, cơn buồn nôn sẽ diễn ra theo một trình tự như sau:

  • Ban đầu, cơ vòng thực quản dưới sẽ giãn ra, đồng thời cơ bụng và cơ hoành co lại.
  • Nắp thanh quản tiếp tục đóng lại.
  • Nhu động dạ dày tăng cường co bóp gây buồn nôn và đẩy thức ăn bên trong tống ra ngoài qua đường ống thực quản – miệng.
Uống Thuốc Khi Đói Bị Say
Uống Thuốc Khi Đói Bị Say

Một số triệu chứng đi kèm

Ngoài buồn nôn sau khi uống thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: nôn ói kéo dài, chóng mặt, khô miệng, tiêu chảy, đau thượng vị, nổi phát ban đỏ ngoài da,… 

Trong trường hợp nặng hơn, bạn còn có thể bị khó thở, đau tức ngực, co giật, sưng mặt, môi,… Do đó, lúc này bạn nên dừng việc sử dụng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến buồn nôn khi uống thuốc

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng buồn nôn sau khi uống thuốc phần lớn là do trong các loại thuốc điều trị có chứa các chất gây kích thích đến niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Các loại thuốc gây buồn nôn sau khi uống

Bạn có thể xuất hiện các cơn buồn nôn khó chịu, sau khi uống những loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: các thuốc thuộc nhóm Macrolid như: Erythromycin,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Meloxicam,…
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: các thuốc chẹn kênh canxi như: Amlodipine, Nicardipine, Felodipine, Verapamil.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson.
  • Thuốc hóa trị ung thư.

 Làm gì khi uống thuốc buồn nôn nhiều?

Thông báo cảm giác buồn nôn, nôn ọe khi uống thuốc cho bác sĩ điều trị, đặc biệt khi tình trạng uống thuốc buồn nôn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày, khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, gây sụt cân hoặc mất nước.

Buồn nôn khi uống thuốc không phải lúc nào cũng cần điều trị, nhưng đôi khi bệnh nhân cần nhận được những sự trợ giúp y tế hữu ích.

Một số biện pháp giúp giảm tác dụng không mong muốn này bao gồm:

  • Trong nhiều trường hợp, cảm giác buồn nôn, nôn ọe khi uống thuốc sẽ được kiểm soát nếu bệnh nhân dùng thuốc kèm những món ăn nhẹ (như bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc sữa chua).
  • Sử dụng các thức uống có tác dụng làm êm dịu dạ dày như rượu gừng hoặc trà hoa cúc
  • Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, cà phê, trà và thức uống có chứa caffeine
  • Bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể để hạn chế tình trạng mất nước, đặc biệt khi bệnh nhân nôn ọe khi uống thuốc quá nhiều
  • Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày giảm áp lực tiêu hóa một lượng lớn thức ăn
  • Sử dụng các món ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm ít muối và dầu mỡ như bánh quy hoặc bánh mì, cơm, súp gà và chuối
  • Tránh nằm ngay sau khi uống thuốc và sử dụng thuốc vào ban đêm, trước khi đi ngủ để ngăn chặn những cơn buồn nôn tiềm ẩn.
  • Hạn chế những thực phẩm cay nóng và những món chiên rán, vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn.
Uống Thuốc Khi Đói Bị Say
Uống Thuốc Khi Đói Bị Say

Ngoài ra, khi bệnh nhân buồn nôn, nôn ọe khi uống thuốc nhiều có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm cảm giác khó chịu này, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit dạ dày dạng lỏng hoặc dạng nhai, bismuth, dung dịch glucose, fructose và axit photphoric (Emetrol). Các loại thuốc này giúp tráng niêm mạc và trung hòa axit dạ dày
  • Dimenhydrinate hoặc meclizine hydrochloride có tác dụng điều trị hoặc phòng ngừa chứng say tàu xe và giúp ức chế các thụ thể trên não bộ gây buồn nôn, nôn ọe

Nếu tình trạng buồn nôn khi uống thuốc vẫn tiếp tục xảy ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kê đơn giúp giảm nôn ói. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chống buồn nôn đều có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

Riêng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ rằng đang mang thai nên được bác sĩ đánh giá tình trạng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn.

Nếu thực hiện các biện pháp trên nhưng cảm giác buồn nôn khi uống thuốc vẫn diễn ra, bác sĩ có thể kê thêm một loại thuốc để giảm cường độ hoặc tần suất của cơn buồn nôn hoặc chuyển bệnh nhân sang một loại thuốc khác.

Những loại thuốc không nên uống khi đói

Bụng đói uống thuốc có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe không lường trước được. Đối với việc uống thuốc khi bụng đói có sao không, bạn cần chú ý những loại thuốc dưới đây không nên uống lúc đói để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

  • Kháng sinh, thuốc hạ đường huyết

Uống thuốc khi đói có sao không? Bạn có thể bị đau dạ dày nếu thuốc bạn uống là thuốc kháng sinh hay thuốc hạ đường huyết. Khả năng hấp thu dược tính của thuốc sẽ giảm đi đáng kể khi bạn uống kháng sinh khi đói.

Bên cạnh đó, loại thuốc này có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây khó chịu cho người dùng thuốc.Bởi vậy, hầu hết các loại thuốc, nhất là Amoxicillin hay Cephalosporin đều được chỉ định dùng sau khi ăn.

Ngoài ra, thuốc đường huyết có chứa Metformin cũng không được khuyên dùng khi bụng đói vì nó dễ gây buồn nôn và trướng bụng. 

  • Thuốc giảm đau

Uống thuốc bụng đói có thể khiến bạn nôn, và xuất huyết dạ dày nếu đó là thuốc giảm đau. Loại thuốc này có thể gây phản ứng bất lợi như buồn nôn và chứng táo bón do thành phần của nó. Bởi vậy, thuốc này được uống sau khi ăn để làm giảm những tác dụng phụ nó có thể gây ra.

  • Các thuốc NSAIDs

Uống thuốc khi bụng đói có sao không, nếu bạn đang băn khoăn điều này thì nhớ rằng không nên uống thuốc NSAIDs.

Loại thuốc này được dùng để trị đau do ức chế thụ thể đau prostaglandins. Ngoài ra, còn có thuốc naproxen trong đó dùng để giảm đau xương khớp, đau do kinh nguyệt.

Cũng thuộc NSAIDs là thuốc Aspirin có thể ngăn ngừa bệnh tim hay Ibuprofene có thể hạ sốt, giảm đau răng. Bạn nên dùng những thuốc này sau khi ăn để giảm tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hay nguy cơ xuất huyết dạ dày.

  • Thuốc giảm đau Narcotic

Bạn cũng không nên uống loại thuốc này khi đói mà hãy dùng nó sau khi ăn. Nhờ đó, có thể tránh tình trạng ói, nôn và tác dụng phụ như tác bón.

  • Thuốc dạ dày

Uống thuốc dạ dày khi đói có thể bị giảm tác dụng. Các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bao phủ bề mặt của niêm mạc dạ dày sẽ tạo lớp màng bảo vệ. Các chất đó sẽ hoạt động sau khi ăn từ 1-2 tiếng.

Bởi vậy, nếu bạn đang băn khoăn uống thuốc khi bụng đói có sao không thì tốt nhất là không nên uống thuốc dạ dày vì hiệu quả của thuốc giảm đi đáng kể. 

  • Thuốc tránh thai

Nếu dùng thuốc tránh thai, bạn cũng không nên dùng thuốc khi đói. Thay vào đó, nên uống nó vào cùng thời điểm và dùng sau khi ăn để giảm cảm giác nôn ói. 

Triệu chứng bị say thuốc tây

Hô hấp: Hơi thở của bệnh nhân khi thở ra có thể có cả mùi thuốc kèm theo. Đồng thời bệnh nhân có thể thấy bắt đầu khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường.

Tim mạch: Khi đo nhịp tim sẽ phát hiện ra tim đập nhanh – chậm thấy thường, không đều và có khi còn bị ngắt quãng. Khi gặp biểu hiện nào thì bạn cũng phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện để giúp ổn định nhịp tim kịp thời, tránh biến cố không hay xảy ra.

Thần kinh: Trường hợp say thuốc kháng sinh đa số đều có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nếu bị nhẹ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Tuy nhiên, nếu say thuốc đột ngột và tình trạng nặng thì bệnh nhân có thể bị co giật, mê sảng, hôn mê hoặc tử vong. Đối với trường hợp nào bạn cũng nên đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện để đề phòng.

Tiêu hóa và bài tiết: Tác động rõ ràng nhất khi bạn bị say thuốc kháng sinh đó là bị nôn mửa, có cảm giác buồn nôn và muốn nôn, nếu cơ thể yếu thì có thể nôn ra máu, gặp tình trạng đau bụng và có khả năng tiêu chảy.

Đi kèm với việc hệ tiêu hóa bị rối loạn thì hệ bài tiết cũng bị ảnh hưởng, và điển hình là tình trạng bí tiểu, nước tiểu sặc mùi thuốc và có những màu sắc bất thường (đôi khi tùy vào màu của thuốc) , một số trường hợp còn không đi tiểu được rất nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị mờ mắt, ù tai, da khô, sốt cao, hạ thân nhiệt, chân – tay lạnh… Vì vậy, sau khi uống thuốc kháng sinh xong, nếu xuất hiện những triệu chứng trên thì tốt nhất nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Một số thực phẩm tuyệt đối không dùng chung với thuốc tây

Theo Health Sina, uống thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản. Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ.

  • Không uống thuốc với nước trái cây
Uống Thuốc Khi Đói Bị Say
Uống Thuốc Khi Đói Bị Say
  • Thuốc kháng sinh với các loại sữa

Một số loại kháng sinh có thể gây đóng cục với sắt, canxi và các khoáng chất khác có trong các thực phẩm từ sữa. Sự kết hợp này sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.

  • Thuốc ho tránh họ cam, quýt

Các loại họ cam, quýt có thể chặn một enzyme vốn có khả năng phá vỡ statins và các loại thuốc khác, khiến sau khi sử dụng thuốc sẽ tích tụ trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.

  • Trà xanh

Mặc dù trà xanh là một trong những thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư. Tuy nhiên tác dụng này hầu như không còn khi bạn kết hợp uống thuốc chống ung thư cùng trà xanh.

  • Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Nếu dùng chung ùng một lúc chuối và thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

  • Nước ép trái cây với thuốc dị ứng

Các loại nước ép trái cây gây ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Vì thế không nên uống các loại nước trái cây khi uống các loại thuốc chống dị ứng.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống thuốc khi đói bị say có nguy hiểm không.

Đừng quên theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

[ GIẢI ĐÁP ] Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu?

[ TÌM HIỂU ] Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?

[ TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG ] Dịch Xoang Chảy Xuống Họng

[GIẢI ĐÁP] Xương Hàm Bị Lệch Và Có Tiếng Kêu Là Do Đâu?