Một trong những bệnh lý đáng lo ngại đó là tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đặc biệt phần bìu ở trẻ chảy xệ không rõ nguyên nhân, cùng Stcpharco tìm hiểu về tình trạng này.
Sa tinh hoàn – tinh hoàn chảy xệ là gì?
Tinh hoàn là bộ phận vô cùng quan trọng của nam giới. Giữ nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và tiết ra testosterone.
Tuy nhiên, bộ phận này rất dễ gặp phải các bệnh lý bất thường. Trong đó, sa tinh hoàn tinh hoàn chảy xệ là tình trạng rất thường gặp ở nam giới.
Sa tinh hoàn là khi ở trạng thái bình thường khi đứng, tinh hoàn có chiều dài ngắn hơn chiều dài dương vật (lúc không cương cứng).
Sa tinh hoàn sẽ là tình trạng hai tinh hoàn bị chảy xệ hẳn xuống (có thể xệ một bên hoặc cả hai bên), dài hơn cả dương vật. Khi ngồi thì phần da bìu không thể ôm gọn được tinh hoàn như bình thường.
Tinh hoàn chảy xệ là tình trạng lớp bìu bao quanh tinh hoàn bị giãn ra, kéo tinh hoàn xệ xuống dài hơn so với chiều dài của dương vật.
Nguyên nhân nào gây ra sa tinh hoàn ở trẻ sơ sinh?
Sa tinh hoàn ở trẻ em là khi tinh hoàn bị treo thấp hơn bình thường, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ:
- Do cấu tạo phần da bìu: Nguyên nhân bẩm sinh, do cấu trúc phần da bìu của trẻ rộng hơn bình thường.
- Do bệnh lý từ một số bệnh bẩm sinh do đám rối tĩnh mạch vùng bìu bị giãn khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ.
- Do nhiệt độ: Thời tiết lạnh tinh hoàn có xu hướng kéo lên trên nhưng khi nhiệt độ tăng cao, phần vùng bìu bị giãn ra khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ.
- Tràn dịch tinh hoàn: Khi nằm ở trong bụng mẹ, bé sẽ có một ống nhỏ nối tiếp từ vùng bụng mẹ đến phần bìu, khi sinh ra ống này sẽ bị bịt lại. Ở một số trẻ, ống không tự nhiên đóng lại khiến cho nước từ ổ bụng chảy xuống gây ra tràn dịch tinh hoàn, có thể nhận thấy qua một hoặc 2 bên bìu của trẻ bị xệ, căng bóng, khối toàn nước.
- Bộ phận sinh dục hơi to khiến nhiều phụ huynh nghĩ rằng tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.
- Viêm tinh hoàn: bệnh này thường xảy ra do tinh hoàn bị các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây hại. Bệnh viêm tinh hoàn có thể dẫn tới triệu chứng tinh hoàn chảy xệ, vùng da bìu tinh hoàn bị sưng tấy, bị đau khi bị va chạm.
- Do mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn thường bị kéo dãn ra bất thường dẫn tới tình trạng tinh hoàn chảy xệ, bệnh này thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên trở nên.
Tinh hoàn chảy xệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tinh hoàn là nơi cung cấp tinh trùng để duy trì nòi giống cho mục đích sinh sản của con người nên khi tinh hoàn bị chảy xệ thì khả năng đó sẽ suy giảm thậm chí không thể thực hiện.
Trẻ sơ sinh bị xệ tinh hoàn có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Vì thế các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi trẻ có hiện tượng tinh hoàn chảy xệ hoặc kèm thêm các triệu chứng sưng, đau nhức ở tinh hoàn.
Khi chưa xác định được chính xác tình trạng của trẻ thì cha mẹ không nên tự chữa cho trẻ tại nhà mà cần phải đưa trẻ đên ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh sa tinh hoàn như thế nào?
Sa tinh hoàn gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của trẻ, gây lo lắng cho phụ huynh.
Vậy nên, nếu như gặp những dấu hiệu bất thường của bệnh ở trẻ sơ sinh, nên đưa bé đến các cơ sở uy tín để thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp:
- Với trường hợp tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ do tràn dịch tinh hoàn, bệnh có thể tự khỏi khi bé lên 6 tháng đến 1 tuổi. Nhưng nếu sau 1 tuổi tình trạng này không được cải thiện tốt nhất nên đưa bé đi thăm khám để hiểu rõ tình trạng bệnh. Trẻ sẽ được phẫu thuật thắt ống thông và thoát hết nước ở màng tinh hoàn.
- Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp chữa tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ, các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân. Phẫu thuật được xem là phương pháp can thiệp duy nhất để cải thiện tình trạng tinh hoàn bị xệ.
- Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một chế độ ăn đầy đủ với trẻ em bị sa tinh hoàn và dạy cho trẻ một số bài tập để nâng cao thể lực, da săn chắc hơn.
- Bên cạnh đó, thực hiện các phương pháp vệ sinh đúng cách để giúp cho vùng sinh dục của bé luôn sạch sẽ, giảm tình trạng viêm nhiễm và bị sa tinh hoàn.
Hy vọng những giải đáp về hiện tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.
Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ GIẢI ĐÁP ] Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa Có Nguy Hiểm Không?
[TÌM HIỂU] Các Loại Ống Thông Dạ Dày
[ TÌM HIỂU ] Atlas Giải Phẫu Dạ Dày Và Điều Bạn Cần Biết
[ TÌM HIỂU ] Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?