[ TÌM HIỂU ] Điều Cần Biết Về Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận

Điều trị cơn đau sỏi thận chủ yếu là giảm đau và xử lý điểm tắc nghẽn trong đường tiết niệu, trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau sỏi thận.

Điều trị cơn đau sỏi thận chủ yếu là giảm đau và xử lý điểm tắc nghẽn trong đường tiết niệu, trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau sỏi thận.

Đau bụng sỏi thận là do đâu?

Nguyên nhân gây sỏi thận theo nhiều bác sĩ chuyên khoa là do sự lắng đọng của các chất lẽ ra hòa tan trong nước tiểu nhưng bị kết tinh. Bệnh có thể gặp ở nhiều người, gây nên sự mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.

Sỏi thận thường di chuyển rồi cọ xát vào đường tiểu ở niệu quản, niệu đạo gây tiểu rắt, tiểu ra máu, ra mủ. Hơn nữa khi có nhiều sỏi trong thận có thể gây tắc đường tiểu, thận bị ứ nước. Thận bị tích nước sẽ tạo áp lực và tác động lên dây thần kinh ở vỏ thận và thận gây ra các cơn đau dữ dội.

Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận
Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận

Sỏi thận gây đau là bởi sỏi cọ xát vào đường tiết niệu, niêm mạc thận hay do sỏi kẹt ở niệu quản khiến đường tiểu bị tắc nghẽn, cản trở nước tiểu lưu thông. Nước tiểu bị đọng lại làm cho áp lực trong thận tăng gây đau thận.

Ngoài ra các tổn thương do sỏi gây nên trong đường tiết niệu có thể gây nhiễm khuẩn nhiều vị trí như: viêm bể thận, viêm thận, viêm bàng quang khiến các cơn đau càng nghiêm trọng. Do đó đau sỏi thận phải làm sao luôn được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Đau sỏi thận ở vị trí nào?

Sỏi thận phát triển âm thầm, mỗi giai đoạn của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu khác nhau. Thế nhưng dấu hiệu điển hình nhất vẫn là những cơn đau.

Khi sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu, thận sẽ gây co thắt, bóp chặt gây tắc đường tiết niệu. Nước tiểu bị tắc, không bài tiết ra ngoài được sẽ gây áp lực tới bể thận gây ra các cơn đau.

Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận
Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận

Đau sỏi thận thường có một số đặc trưng như:

  • Đau sỏi thận xuất hiện khi bạn vận động mạnh, gắng sức làm gì đó hoặc đi xe đường dài.
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng hạ sườn hoặc hai bên hố thắt lưng rồi lan dần xuống háng, đùi, bụng dưới và cơ quan sinh dục ngoài.
  • Cơn đau quặn thận cấp tính thường kéo dài khoảng 20 phút tới vài giờ. Cơn đau dữ dội vã mồ hôi, dù có đổi tư thế cũng không bớt đau.
  • Tuy nhiên cũng có vài trường hợp sỏi nằm ở bể thận nên cơn đau chỉ âm ỉ, kéo dài.
  • Ngoài cảm giác đau đớn, bệnh nhân mắc sỏi thận còn thấy các dấu hiệu: rối loạn tiểu tiện, sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh.

Nhận biết các cơn đau do sỏi thận

Cơn đau do sỏi thận không liên quan đến số lượng sỏi trong hệ tiết niệu, mà nó tùy thuộc vào vào vị trí tắc nghẽn của sỏi, và tính chất của sỏi. 

  • Đau âm ỉ mãn tính

Hơn 80% sỏi thận và niệu quản có đau âm ỉ vùng thắt lưng. Nguyên nhân có thể là do viêm không đặc hiệu hoặc do thận và niệu quản bị ứ nghẹn nước tiểu. (2)

Do đó ngoài cảm giác đau âm ỉ ở vùng mạng sườn thắt lưng (khoảng giữa xương sườn 12 và cột sống), vùng hố chậu sẽ có cảm giác căng tức. Cảm giác đau âm ỉ sẽ tăng lên sau những lần cơ thể gắng sức. 

  • Cơn đau quặn thận

Cơn đau khởi phát từ vùng mạn sườn thắt lưng, đau xuyên hông ra phía trước và lan xuống dưới vùng bẹn và vùng sinh dục ngoài như bìu (nam giới) hoặc môi lớn (nữ giới). Với cơn đau quặn thận, người bệnh đau toát mồ hôi.

Cảm giác đau bị bóp chặt vùng đau, như bị dao đâm. Cơn đau kéo dài khoảng 20 phút, nhưng có khi vài giờ đồng hồ… Cơn đau do sỏi mắc tại thận có vị trí đau cao hơn đau do sỏi mắc ở niệu quản. 

Đôi khi, cơn đau sẽ được báo trước bởi triệu chứng đau ngang thắt lưng, tiểu khó hoặc tiểu máu. Người tiểu khó, có thể không đi tiểu được dù mắc tiểu, hoặc rặn tiểu được nhưng cảm giác bứt rứt khó chịu. Nước tiểu hồng, lợn cợn. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, buồn nôn.

  • Đau vùng hạ vị

Cơn đau do sỏi trong bàng quang gây ra, vị trí vùng hạ vị – vị trí của bàng quang. Cơn đau này ít gặp. Nó đến trong trường hợp sỏi niệu đạo hoặc sỏi ở cổ bàng quang, làm bàng quang bị tắc nghẽn, căng to. Bệnh nhân bị bí tiểu cấp tính, và cảm giác đau.

Cách dùng thuốc giảm đau do sỏi thận

Cần phải giảm đau và xử lý điểm tắc nghẽn, cục máu đông hay mủ vì nhiễm trùng để điều trị giảm cơn đau sỏi thận. Dưới đây là các thuốc dùng để giảm đau do sỏi thận được bác sĩ chỉ định.

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Đau quặn thận giảm sau khi uống thuốc kháng viêm không steroid thường dùng là Piroxicam dạng tiêm bắp, Efferalgan dạng truyền tĩnh mạch, Indomethacin dạng đặt hậu môn.

Nếu điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid không hiệu quả thì chuyển sang thuốc giảm đau sỏi thận Opioid mạnh hơn.

Bác sĩ tiêm thuốc Lidocain trực tiếp vào tĩnh mạch hiệu quả ngay từ 3-5 phút đầu tiên đối với những cơn đau quặn thận mà không đáp ứng với các biện pháp giảm đau thông thường.

Theo phác đồ thì pha Lidocain 120 mg trong 100 ml nước muối sinh lý cho chảy liên tục trong vòng 10 phút để điều trị đau cho người bệnh.

  • Thuốc giãn cơ, chống co thắt

Thuốc chống co thắt hoặc giảm đau dạng Morphin tiêm tĩnh mạch sẽ được sử dụng để cắt cơn đau do quặn thận khi các thuốc giảm đau nhẹ không có tác dụng.

  • Điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh

Điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh thường dùng như Ciprofloxacin 200mg tĩnh mạch 2 lọ mỗi ngày hoặc Norfloxacin 2 viên mỗi ngày, chia 2 lần hoặc Ceftriaxon 1g tĩnh mạch 2 lần mỗi ngày nếu có chống chỉ định với Quinolon, áp dụng đối với trường hợp người bị sỏi thận có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sốt hoặc bạch cầu niệu.

  • Thuốc lợi tiểu

Nếu cơn đau quặn thận xảy ra do sỏi thận mà kích thước của sỏi còn nhỏ thì có thể sử dụng thêm thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid như Hydrochloro thiazid, Bendroflumethiazide, Chlorthalidone để sỏi theo đường tiết niệu trôi ra ngoài.

Chế độ ăn góp phần ngăn ngừa sỏi thận phát triển

Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận
Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận

Việc ngăn ngừa sỏi thận phát triển cũng là một cách làm giảm đau sỏi thận gián tiếp. Chế độ ăn uống đóng góp một vai trò không nhỏ để giúp bạn thực hiện được điều này.

Khi bị sỏi thận, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Giảm thực phẩm giàu đạm động vật như thịt đỏ, thịt gà, thịt lợn, cá vì chúng làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi uric.
  • Ăn nhạt, dưới 2.3mg muối mỗi ngày. Nếu trước đây bạn từng bị sỏi canxi thì con số này là dưới 1.5mg. Hạn chế thức ăn chế biến sẵn bởi bên trong những thực phẩm này chứa hàm lượng natri cao.
  • Hạn chế một số loại rau củ có hàm lượng oxalat cao như rau bina, đậu hải quân, hạnh nhân, củ cải đường…
  • Không dùng thức uống có ga.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vì canxi không phải là thủ phạm gây sỏi, mà do oxalat; nạp không đủ canxi cũng khiến lượng oxalat trong nước tiểu tăng cao. Vì vậy, bên cạnh việc giảm thực phẩm có chứa nhiều oxalat kể trên, bạn nên bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây về thuốc giảm đau sỏi thận sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi Stcpharco để biết thêm nhiều điều thú vị.

Có thể bạn quan tâm:

[ TÌM HIỂU ] Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn

[ THẮC MẮC ] Thuốc Xổ Nội Soi Đại Tràng Có Công Dụng Gì?

[ BẬT MÍ ] Hôn Nhiều Có Tác Dụng Gì?

[ TÌM HIỂU ] Đơn Thuốc Uống Sau Khi Hút Thai