Bạn có bao giờ tập thể dục xong bị chóng mặt buồn nôn không? Nếu muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Stcpharco ngay nhé.
Buồn nôn sau khi tập thể dục
Tập thể dục giúp cho cơ thể người nâng cao thể lực mang lại sự dẻo dai của cơ thể và sự cường tráng của cơ bắp.
Quá trình vận động thể dục sẽ đẩy nhanh việc sản sinh endorphins, đây là một loại hormone có tác dụng cải thiện sức khỏe tâm sinh lý, giảm cảm giác đau nhức và mang đến nhiều lợi ích cho người tập.
Nếu như bạn tập thể dục thường xuyên và có điều độ, cơ thể sẽ săn chắc hơn với cơ chế ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn so với người không tập thể dục.
Tuy nhiên, ở một số người sau khi tập thể dục có thể có cảm giác nôn nao, buồn nôn. Đây có thể là một phản ứng khá bình thường khi bạn tập thể dục trong khi chưa hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và bộ môn mà mình luyện tập.
Đối với một số ít trường hợp, buồn nôn sau khi tập thể dục là biểu hiện báo hiệu cho những căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tập.
Nguyên nhân gây buồn nôn sau tập thể dục
Buồn nôn do tập thể dục có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ những người mới tập thể dục bình thường cho đến các vận động viên Olympic, Health dẫn lời chuyên gia y học thể thao Brian Babka tại Đại học thể thao Northern Illinois (Mỹ).
Theo Anne R. Crecelius – Phó Giáo sư Khoa học sức khỏe và thể thao ở Đại học Dayton (Mỹ), các cơ xương chân, tay phải co duỗi thường xuyên khi bạn tập thể dục. Để đạt hiệu quả cao nhất, chúng sẽ cần lượng oxy nhiều hơn trạng thái nghỉ thông thường.
Cơ tim cũng vì thế phải co một cách nhanh chóng nhằm đưa lưu lượng máu đến khắp cơ thể nhiều hơn cũng như đưa oxy đến các cơ giúp bạn tập luyện. Do đó, để cung cấp lượng máu tối đa đến các cơ này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách giảm bớt máu ở các nơi không hoạt động, điển hình là ruột.
Lúc này, mạch máu ở ruột bị co lại hay còn gọi là co mạch (Vasoconstriction). Và có người sẽ cho rằng việc này sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn sau khi tập thể dục. Song, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” thôi. Vậy tại sao khi lượng máu tới ruột ít hơn lại khiến bạn buồn nôn?
Anne R. Crecelius cho rằng, việc thiếu máu cục bộ hay lưu lượng máu giảm có thể tác động đến hệ tiêu hóa.
Chúng sẽ thay đổi cách các tế bào hấp thụ dưỡng chất cũng như cách thức ăn được phân hủy khi đi qua ruột. Do đó, các những thay đổi này sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho bạn.
Đặc biệt, việc lưu lượng máu giảm còn tạo nên ảnh hưởng rất mạnh khi hệ tiêu hóa đang phải cố gắng hấp thụ và phân hủy thức ăn nhiều hơn.
Và đây chính là lý do chủ yếu khiến bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục. Nếu bạn ăn một bữa no chứa nhiều chất béo hay carbohydrate cô đặc thì triệu chứng buồn nôn sẽ càng rõ hơn.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục như:
- Chế độ ăn: Nếu ăn uống sai cách như ăn trước khi tập thể dục, nhịn ăn,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị cắt giảm năng lượng hoạt động và gây buồn nôn, nôn.
- Hydrat hóa: Trong quá trình tập thể dục sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều và quá trình này sẽ làm mất đi các chất điện giải bên trong, dẫn tới tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục, nếu kéo dài có thể sẽ làm choáng váng, kém linh hoạt.
- Tụt huyết áp: Nếu tập thể dục quá sức sẽ dẫn tới cơ thể thiếu hụt năng lượng, tụt huyết áp và biểu hiện nhất là choáng váng, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là kiệt sức.
- Hạ đường huyết: Tập thể dục không đúng cách có thể gây hạ đường huyết và dẫn tới buồn nôn, nôn.
- Tập luyện quá sức: Tập thể dục quá sức sẽ mất đi năng lượng nhanh khiến cơ thể bị phản ứng mạnh dễ bị buồn nôn. Biểu hiện của việc tập thể dục quá sức là buồn nôn, choáng váng và say sẩm mặt mày.
Cách khắc phục hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục, tập yoga
Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện
Bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi ngay sau khi có các triệu chứng tập thể dục quá sức như chóng mặt, buồn nôn.
Lưu ý, khi cảm thấy mệt, bạn không nên dừng tập đột ngột. Nếu đang chạy bộ hãy chuyển sang chế độ nghỉ ngơi theo trình tự: chạy chậm, đi bộ rồi mới dừng lại nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian làm quen với các thay đổi.
Học cách điều tiết hơi thở
Chóng mặt, mất thăng bằng thường xảy ra khi người tập hít thở không đúng cách khi tập yoga. Nếu giữ hơi thở quá lâu, thở quá nhanh hoặc thậm chí thở quá sâu, bạn đều có thể gặp hiện tượng chóng mặt. Khi đó, hãy thả lỏng cơ thể, hít thở chậm và sâu hơn một chút.
Không nhắm mắt khi tập
Khi tập các bài tập thể dục có kiểm soát như gập bụng, các bài tập dưới sàn, yoga, pilates chuỗi và tập tạ, mọi người thường nhắm mắt và tập trung vào các động tác của bài tập.
Tốt hơn là bạn hãy mở mắt và nhìn về phía trước để cơ thể nhận biết các chuyển động rõ hơn, giống như là khi bạn chống say xe vậy.
Lựa chọn đúng tư thế tập luyện
Một số tư thế trong yoga có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn khi tập. Ví dụ như các tư thế đảo ngược, tư thế đứng gập người về phía trước và tư thế lạc đà.
Nếu bạn hít một hơi thật sâu và gập người xuống thì dạ dày sẽ có cảm giác bị căng tức như khi ăn quá no và khiến bạn bị nôn. Nếu đang thở mạnh thì thay vì gập người, bạn có thể tham khảo chuyển sang tập squat.
Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học
Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng khi tập thể dục, nhưng cũng không nên ăn quá no vì dư hoặc thiếu năng lượng khi luyện tập đều là nguyên nhân trực tiếp khiến đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Thời gian lý tưởng để ăn trước buổi tập là 1 đến 2 tiếng đồng hồ.
Bên cạnh đó, bạn hãy ăn đa dạng thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, chanh; vitamin A như cà chua, cà rốt, gan động vật; vitamin D như hàu, tôm, lòng đỏ trứng; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, sắt, acid folic để cân bằng năng lượng trong cơ thể, hạn chế chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục.
Đặc biệt, bạn cần tránh xa thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn với quá nhiều gia vị để tránh bao tử bị kích thích khi tập thể dục đồng thời cũng là cách để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh tim mạch do dư thừa cholesterol.
Uống nước đúng cách
Mất nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm mất điện giải do tập thể dục quá sức. Chính vì thế, uống đủ nước là một trong những giải pháp quan trọng trong việc khắc phục tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi chơi thể thao.
Tuy nhiên, uống đủ nước thôi là chưa đủ, để tránh mất sức khi tập thể dục bạn cần uống nước đúng cách.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn không nên uống quá nhiều nước trong một lần mà hãy phân bổ thời gian uống nước theo lịch trình như sau:
- Uống khoảng 2 ly nước (tương đương 473ml) trong 1 – 2 giờ trước khi tập luyện
- Uống thêm 2 ly nước (tương đường 473ml) trong khoảng 20 – 30 phút trước khi bắt đầu tập thể dục.
- Trong quá trình tập luyện, hãy uống 1/2 ly nước (tương đương 118ml) mỗi 15 phút.
Việc làm này giúp hạn chế mất nước, giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đặc biệt là hạn chế tính trạng buồn nôn, chóng mặt.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng tập thể dục xong bị chóng mặt buồn nôn mà Stcpharco muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng chúng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình khi xảy ra tình trạng đó.
Ngoài ra, bạn đã có kiến thức cơ bản để tránh gặp phải tình trạng buồn nôn sau khi tập và biến những bài tập thể dục thành công cụ hữu ích nâng cao sức khỏe của bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
[ GIẢI ĐÁP ] Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm Là Bao Nhiêu ?
[ GIẢI ĐÁP ] Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Màu Gì ?
[TÌM HIỂU] Các Loại Ống Thông Dạ Dày
[ GIẢI ĐÁP ] Sữa Mẹ Trong Như Nước Gạo Là Do Đâu?