[ TÌM HIỂU ] Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn Và Lưu Ý

Trong một số trường hợp, nổi mề đay có thể đi kèm với hiện tượng sốt nhẹ đến sốt cao, cùng Stcpharco tìm hiểu về sốt nổi mề đay ở người lớn trong bài sau.

Trong một số trường hợp, nổi mề đay có thể đi kèm với hiện tượng sốt nhẹ đến sốt cao, cùng Stcpharco tìm hiểu về sốt nổi mề đay ở người lớn trong bài sau.

Nổi mề đay kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mề đay (mày đay) là tình trạng da liễu khá phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi – kể cả trẻ nhỏ, người lớn và người cao tuổi. Mày đay thực chất là phản ứng của da khi cơ thể bị dị ứng, kích thích bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn
Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn

Tình trạng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các đốm sẩn nổi cộm kèm theo hiện tượng da đỏ, phù nề, nóng rát và châm chích nhẹ. Tất cả các trường hợp nổi mày đay đều gây ngứa âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên nếu có ma sát và kích thích cơ học. 

Các loại virus gây bệnh chính ở người trưởng thành là virus rublla, virus sởi và siêu vi human herps. Thời gian ủ bệnh thường rơi vào khoảng 1 – 2 tuần rồi phát bệnh, dẫn đến các triệu chứng như nổi mề đay khắp người và có xu hướng lan rộng, không gây ngứa.

Biểu hiện sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở người lớn

Nhận biết các triệu chứng của bệnh là bước chẩn đoán sơ bộ quan trọng giúp người bệnh lựa chọn phương án xử lý chính xác. Tình trạng sốt nổi mẩn ngứa ở người lớn thường xuất hiện những biểu hiện phổ biến như:

  • Sốt cao: Cơ thể người bệnh thường xuyên sốt ở mức 39 đến 40 độ C và có thể kéo dài nhiều ngày khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra cơn sốt cũng kéo theo một số biểu hiện như đau mỏi người, đau đầu, sổ mũi, đau họng…
  • Xuất hiện phát ban: Các nốt mẩn đỏ, ngứa, nổi thành nốt li ti hoặc từng mảng sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng tay, chân, cổ, ngực, bụng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các nốt mẩn ngứa này có thể lặn sau từ 1 đến 3 ngày.

Sốt nổi mề đay là dấu hiệu của bệnh gì?

Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn
Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn

Khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng này, có thể bạn đang mắc phải một trong những bệnh lý sau:

  • Sốt xuất huyết: Bạn có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, nôn và buồn nôn, dễ bị xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu chân răng), cơ thể mệt mỏi mất nước, cơ khớp đau mỏi.
  • Sốt rubella: Biểu hiện của bệnh lý này là các nốt phát ban thường xuất hiện rời rạc, có màu vàng hoặc màu hồng. Người bệnh cũng có thể thấy mình bị đau đầu nhẹ và thường xuyên bị chảy nước mắt.
  • Sốt phát ban: Người bệnh thường ít bị nổi nốt phát trên da và tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày. Biểu hiện rõ rệt nhất là người bệnh sẽ bị đau họng khi sốt.
  • Sởi: Khi bị sởi, người bệnh có thể bị sổ mũi, trên da xuất hiện các mảng sần sùi, có thể nhìn thấy rõ ràng và tập trung thành từng mảng, có nốt đen xám xung quanh.
  • Thủy đậu: Bệnh lý này ban đầu thường khiến cho người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, cơ thể mất sức và sốt nhẹ. Sau đó trên da sẽ mọc các nốt mụn nước, có thể mọc ở khắp cơ thể và khô dần trong vòng 4 – 5 ngày sau khi xuất hiện.
  • Sốt siêu vi: Nốt mề đay hình thành do hệ miễn dịch tăng sinh tế bào bạch cầu và phóng thích histamine vào mô da. Khi siêu vi tấn công cơ thể tình trạng này sẽ xảy ra.

Làm thế nào để trị khỏi tình trạng sốt kèm nổi mề đay?

Có thể thấy, việc điều trị biểu hiện sốt kèm nổi mề đay đúng cách là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên được đưa đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo những hướng sau:

Điều trị nguyên nhân (bệnh lý gốc)

Biểu hiện nổi mề đay có sốt thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết để kê đơn cho bệnh nhân. 

Một số loại thuốc sau sẽ đáp ứng được việc điều trị một số bệnh lý gốc của tình trạng này:

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng kháng sinh. Một số nhóm kháng sinh thông dụng như Penicillin; Ampicillin; Cefalexin;….Bác sĩ có thể phải kê những nhóm kháng sinh kết hợp như Augmentin;… nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng
  • Thuốc hạ sốt: Hạ sốt là biện pháp cần thiết để tránh để lại biến chứng khi người bệnh sốt cao trên 38,5 độ. Nhóm thuốc hạ sốt thông dụng như Ibuprofen; Paracetamol;…thường được chỉ định cho người bệnh sử dụng
  • Thuốc dị ứng: Nhóm thuốc kháng histamin (H1) giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Nếu người bệnh có tình trạng viêm nhiễm gây sốt và nổi mề đay thường sẽ phải sử dụng kết hợp nhóm thuốc này. Tùy mức độ và lứa tuổi mà dùng dạng thuốc uống hoặc dạng kem bôi

Tất cả các nhóm thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Do đó, người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc hay thay đổi liều lượng. Đặc biệt với kháng sinh, không được bỏ thuốc khi chưa hết liều, tránh gây kháng thuốc và khó điều trị về sau.

Phương pháp Đông y

Người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị chứng sốt kèm nổi mề đay. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm nên người bệnh không nên lạm dụng nếu sốt cao, liên tục.

Trong Đông y, để trị chứng bệnh này, có thể áp dụng các bài thuốc dành cho mề đay thể nhiệt (nóng trong người, tăng thân nhiệt, nổi mề đay, mẩn ngứa). 

Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn
Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn

Thành phần: Thương nhĩ, bồ công anh, kinh giới, nam hoàng bá, hạ khô thảo, cát căn (sắn dây) mỗi loại 16g; Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm, thổ phục linh mỗi loại 12g.

Cách dùng:

  • Các nguyên liệu rửa sạch cho vào nồi sắc cùng với khoảng 4 bát nước.
  • Đun lửa liu riu đến khi cạn còn một nửa lượng nước.
  • Người bệnh sử dụng phần nước  và mỗi ngày dùng một thang, không để qua đêm.

Ngoài ra, còn nhiều bài thuốc Đông y khác cũng có hiệu quả với người bệnh nổi mề đay. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi điều trị, người bệnh nên đi khám để thầy thuốc bắt mạch và gia giảm các vị thuốc, kê đơn cho phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người

Có thể thấy biểu hiện sốt nổi mề đay ở người lớn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để xác định chính xác, người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách và triệt để tình trạng này. Đừng quên theo dõi Stcpharco để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Có thể bạn quan tâm:

[ TÌM HIỂU ] Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận

[ GIẢI ĐÁP ] Uống Thuốc Xong Bị Chóng Mặt Có Nguy Hiểm Không?

[ NGUYÊN NHÂN ] Bé 2 Tuổi Đi Ngoài Lỏng Có Mùi Chua

[ TÌM HIỂU ] Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?