[ TÌM HIỂU ] Phân Độ Chấn Thương Gan Và Điều Bạn Cần Biết

Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, cùng Stcpharco tìm hiểu về phân độ chấn thương gan trong bài viết sau.

Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, cùng Stcpharco tìm hiểu về phân độ chấn thương gan trong bài viết sau.

Chấn thương gan là gì?

Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi tiết mức độ tổn thương gan mà còn giúp các nhà lâm sàng có cái nhìn tổng quán, tiên lượng, đưa ra phương pháp điều trị cụ thể phù hợp nhất.

Chấn thương bụng kín là các tổn thương vùng bụng, chủ yếu là chấn thương các tạng đặc gây chảy máu cấp, chấn thương tạng rỗng gây viêm phúc mạc.

Đôi khi chấn thương bụng kín gây các chấn thương kết hợp cả hai tạng, hoặc chần thương kèm theo các cơ quan khác như não, phổi, xương…

Chấn thương bụng kín với nguyên nhân gây ra chủ yếu do tai nạn như: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn trong thể thao. Một phần nguyên nhân khác là do ẩu đả đánh nhau gây ra các tổn thương vùng bụng.

Dấu hiệu vỡ gan trong chấn thương bụng kín

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan

Dưới đây là một số dấu hiệu vỡ gan trong chấn thương bụng kín

  • Đau khi ấn vào xương sườn bên phải, đau lan lên phía trên vai, nửa bụng bên phải có phản ứng khi ấn vào, bụng chướng dần
  • Người bệnh có dấu hiệu bầm tím, xây xát ở bụng ngực bên phải, có thể gãy các xương sườn 8,9,10 ở cung sườn bên phải
  • Nếu bệnh nhân vỡ gan ở mức độ nặng sẽ có các biểu hiện sốc do chấn thương như da, niêm mạc nhợt nhạt, có thể bị ngất hoặc choáng ngất, mạch khó lắm bắt, nhanh và nhỏ, buồn nôn, bí trung đại tiện
  • Từ các dấu hiệu trên bệnh nhân nên đi đến bệnh viện sớm nhất để làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp x-quang, chụp CT ổ bụng, nội soi ổ bụng để kiểm tra tình trạng tổn thương. Tránh để các tổn thương quá lâu dẫn đến không cứu chữa kịp thời.

Phân loại các mức độ chấn thương gan

Phân loại AAST trong chấn thương Gan 2018 (american association for the surgery of trauma) là bản cập nhật chỉnh sửa mới nhất cho hệ thống phân loại chấn thương gan.

Chấn thương gan Độ I

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Tụ máu: dưới bao gan, <10% diện tích bề mặt
  • Vết rách: vết rách nhu mô gan sâu <1 cm

Chấn thương gan độ II

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Tụ máu: dưới bao gan, 10-50% diện tích bề mặt
  • Tụ máu: trong nhu mô đường kính trong nhu mô <10 cm
  • Vết rách: vết rách nhu mô sâu 1-3 cm, chiều dài <10 cm

Chấn thương gan độ III

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Tụ máu: dưới bao gan, >50% diện tích bề mặt
  • Tụ máu: trong nhu mô đường kính trong nhu mô >10 cm
  • Vết rách: vết rách nhu mô sâu >3 cm, 
  • Tổn thương mạch máu với chảy máu tích cực chứa trong nhu mô gan

Chấn thương gan độ VI

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Đường rách: gián đoạn nhu mô liên quan đến 25-75% thùy gan hoặc liên quan đến 1-3 Phân thùy  theo Couinaud 
  • Chấn thương mạch máu với chảy máu tích cực làm thủng nhu mô gan vào phúc mạc

Chấn thương gan Độ V

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Rách: gián đoạn nhu mô liên quan đến> 75% thùy gan
  • Mạch máu: chấn thương tĩnh mạch cạnh sau (tĩnh mạch chủ dưới/ tĩnh mạch gan lớn trung tâm).

Chấn thương gan độ VI:

  • Mạch máu: Dập nát gan

Sinh lý bệnh

Hậu quả chính tức thì là xuất huyết. Lượng máu chảy có thể nhỏ hoặc lớn tùy theo tính chất và mức độ thương tổn. Nhiều vết rách nhỏ, đặc biệt ở trẻ em, có thể tự ngưng chảy máu.

Các tổn thương lớn hơn gây ra xuất huyết trầm trọng, thường dẫn tới sốc mất máu. Tỷ lệ tử vong là đáng kể trong tổn thương gan mức độ nặng.

Biến chứng

Tỷ lệ biến chứng chung là < 7%, nhưng có thể lên đến 15 đến 20% đối với các tổn thương ở mức độ nặng. Các vết rách nhu mô sâu có thể dẫn đến rò mật hoặc hình thành tụ mật.

Trong rò mật, mật rò rỉ tự do vào khoang bụng hoặc ngực. Tụ mật là một khối chứa mật giống như áp xe. Tụ mật thường được điều trị bằng dẫn lưu qua da. Đối với rò mật, giảm áp đường mật thông qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) có tỷ lệ thành công cao.

Áp xe xảy ra trong khoảng 3-5% chấn thương, thường là do các mô bị phân hủy khi tiếp xúc mật. Cần nghi ngờ biến chứng này ở những bệnh nhân đau, sốt và tăng bạch cầu trong những ngày sau khi bị thương; CT giúp khẳng định chẩn đoán.

Áp xe thường được điều trị bằng dẫn lưu qua da, nhưng sẽ cần phẫu thuật mở bụng nếu dẫn lưu qua da không thành công.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu về từng phân độ chấn thương gan. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin, kiến thức hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

[ THẮC MẮC ] Tại Sao Xương Quai Hàm To?

[GIẢI ĐÁP] Xương Hàm Bị Lệch Và Có Tiếng Kêu Là Do Đâu?

[ THẮC MẮC ] Tướt Lẫy Bao Lâu Thì Khỏi?

[ TÌM HIỂU ] Sốt Nổi Mề Đay Ở Người Lớn