Hiện nay, với các phương tiện thăm dò và xét nghiệm hiện đại, các thầy thuốc chuyên khoa có thể giúp cặp vợ chồng trả lời cho câu hỏi làm sao biết thai nhi bị câm điếc, cùng Stcpharco tìm hiểu nhé!
Phương pháp sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh
Với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ngày nay người phụ nữ trước khi kết hôn và trước khi mang thai cần được khám sàng lọc một số chứng bệnh có liên quan đến sức khỏe của những đứa con sau này, đó gọi là khám sàng lọc tiền hôn nhân và tiền thai.
Quá trình mang thai, bà mẹ cần tiếp tục được khám sàng lọc một số chứng bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai trong thai kỳ hoặc khi sanh nở, đó gọi là khám tiền sản.
Khám sàng lọc khiếm thính là một kỹ thuật của khám sàng lọc sơ sinh, nhằm đánh giá chức năng của cơ quan thính giác sau khi trẻ chào đời.
Nói cách khác là đánh giá khả năng nghe, hay sức nghe của trẻ sơ sinh để có hướng can thiệp sớm cho các bé có vấn đề bẩm sinh về thính giác.
Sàng lọc điếc bẩm sinh ở trẻ nhằm chủ động phát hiện, can thiệp và điều trị sớm dị tật ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.
Qua đó lợi ích của sàng lọc điếc bẩm sinh và tim bẩm sinh là giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ.
Theo nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 3-4 trẻ bị điếc bẩm sinh. Tỷ lệ này tăng gấp 4-5 lần ở trẻ có nguy cơ cao như trẻ sinh non với cân nặng rất thấp, mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, viêm màng não mủ, gia đình có người bị nghe kém bẩm sinh hoặc tiến triển…
Nếu trẻ được phát hiện điếc bẩm sinh (từ 2-3 tuổi) đã có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức so với các trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, những trẻ này hoàn toàn có khả năng hồi phục.
Sàng lọc điếc bẩm ở trẻ có thể được tiến hành từ 36 giờ đến 7 ngày tuổi, cũng có trường hợp sàng lọc tim bẩm sinh có thể phát hiện từ giai đoạn còn trong bào thai, giúp trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm ngay sau khi chào đời.
Những trường hợp nào cần chẩn đoán trước sinh?
Khi có thai, không ai có thể chắc chắn thai nhi trong bụng mẹ sẽ hoàn toàn bình thường. Ngay cả với các cặp vợ chồng còn trẻ, khỏe mạnh, đã từng sinh con bình thường cũng vẫn có nguy cơ sinh con dị tật, có điều tỷ lệ này thấp (khoảng 1-2% số trẻ sơ sinh).
Vì thế nếu có điều kiện thì nên thực hiện chẩn đoán trước sinh cho mọi trường hợp thai nghén. Điều này được đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp thai nghén có nguy cơ sau đây:
- Bà mẹ từ 35 tuổi trở lên: các nghiên cứu đã cho thấy các bà mẹ từ tuổi này trở đi, càng lớn tuổi thì tỷ lệ sinh con bị dị tật các loại càng nhiều, đặc biệt là các bệnh do rối loạn thể nhiễm sắc như bệnh Down (tam bội thể số 21).
- Bà mẹ đã từng sinh con dị tật lần thai nghén trước.
- Trong gia đình (cả bên chồng cũng như bên vợ) có người đã sinh con bất thường.
- Những cặp vợ chồng có nguy cơ do tiếp xúc nhiều và lâu dài với hóa chất độc hại như chất dioxin trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các thuốc đã biết có thể gây ảnh hưởng cho thai (như thuốc an thần thalidomit), thuốc hoặc tia xạ chữa ung thư…
Có tài liệu đã cho biết nếu dùng thuốc điều trị có corticoid từ 1 tháng trước khi có thai đến 3 tháng đầu của thai nghén thì tỷ lệ sứt môi của trẻ sơ sinh tăng hơn 5 lần so với nhóm các bà mẹ không dùng thuốc.
Các thuốc thuộc nhóm aminoglycoside (streptomycin, gentamycin…) có thể gây hư hại thần kinh thính giác của thai, gây điếc bẩm sinh và do điếc, trẻ lớn lên cũng bị câm luôn.
Mỗi cơ quan, bộ phận của thai nhi cũng có mức độ nhạy cảm đối với các loại thuốc mà bà mẹ sử dụng ở các tuổi thai khác nhau.
Ví dụ ở mắt từ tuần thứ 4 đến 8; tim từ tuần thứ 3 – 6; thần kinh từ tuần 3 – 5; tay chân từ tuần 4 – 7; răng – miệng từ tuần 7 – 8; tai từ tuần 4 – 9 và bộ phận sinh dục ngoài từ tuần 7 – 9…
Từ 12 tuần trở ra, các cơ quan, bộ phận của thai đã được tạo hình hoàn chỉnh thì các yếu tố gây dị tật không còn tác động nữa nhưng thai vẫn có thể bị nhiễm độc do thuốc hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virut hoặc ký sinh trùng (như sốt rét chẳng hạn) từ người mẹ.
Những phụ nữ bị sốt do nhiễm virut như cúm, sởi, quai bị, đặc biệt bị nhiễm virut Rubella trong thời gian ba tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn phôi đang phát triển việc hình thành và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Các yếu tố bệnh lý nói trên tùy loại có thể gây dị tật cho một số cơ quan, bộ phận cơ thể của thai.
Câm điếc vừa có thể do di truyền, vừa có thể do mắc phải trong quá trình người mẹ mang thai hoặc sinh đẻ có tai biến.
Nguyên nhân dẫn đến điếc ở trẻ
Về di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc. Theo tạp chí di truyền Nature Genetics số ra tháng 12/1997 thì các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy một loại gen gây điếc và gọi tên là gen PDS.
Câm điếc do mắc phải:
- Hút thuốc
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, mẹ có thói quen hút thuốc lá sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị điếc bẩm sinh ngay khi vừa chào đời. Trẻ em tiếp xúc với khói trong bụng mẹ có nguy cơ bị mất thính giác thần kinh tần số thấp gấp 3 lần so với những em bé được sinh ra bởi người mẹ không có thói quen này.
Mới đây, các nhà khoa học Đức cũng đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của khói thuốc tới thai nhi trên những con chuột đang mang thai. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tiếp xúc với chất nicotine trong khói thuốc trước khi sinh và trong thời gian cho con bú làm ảnh hưởng đến khu vực xử lý âm thanh của não bộ, gây ra sự phát triển bất thường.
Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng, thính giác dễ bị tổn thương vì nicotine. Não bị suy giảm chức năng xử lý âm thanh khiến trẻ gặp vấn đề khó khăn trong phát triển ngôn ngữ và học tập.
Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đang có thói quen sử dụng thuốc lá thì tốt nhất, hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
- Sử dụng thuốc bừa bãi
Nhiều thành phần của thuốc có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành hình và phát triển của thai nhi, gây ra những dị tật, trong đó có điếc bẩm sinh.
Thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc ngủ hoặc giảm đau hạ sốt,… là những loại đặc biệt nguy hiểm với thai nhi mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng trong thời gian mang thai. Mẹ bầu hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời điểm nhạy cảm này.
- Cho thai nhi nghe nhạc
Theo nghiên cứu, âm nhạc nếu có tần số từ 20Hz đến 15.000Hz ở bên ngoài môi trường thì hoàn toàn có khả năng lan truyền qua cơ thể mẹ đến với não của thai nhi. Đáng tiếc là các mẹ thường có ý nghĩ, khi cho con nghe nhạc cần mở âm lượng thật to, vì sợ bé không nghe thấy.
Hoặc cho con nghe nhạc bằng tai nghe, nhưng lại thường xuyên điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ đột ngột.
Theo các chuyên gia, mở nhạc với độ lớn trên 120dB, sẽ gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh thính giác của thai nhi trong bụng. Ngay cả khi đã mở nhỏ chỉ còn 90dB nhưng nếu nghe trong thời gian dài quá 8 tiếng thì vẫn sẽ gây hại cho thính lực của thai nhi.
Một nguy cơ khác từ thói quen này của mẹ là chọn nhạc không phù hợp. Nhiều mẹ bầu có thói quen nghe nhạc điện tử, nhạc sàn mạnh,… Nhưng họ không biết chính thói quen này cũng góp phần khiến con bị điếc bẩm sinh.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa điếc ở thai nhi?
- Nhiều trường hợp dị tật thai nhi có thể được ngăn chặn bằng một số cách để giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh.
- Bổ sung Axit folic: Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên bắt đầu bổ sung axit folic trước khi thụ thai. Những chất bổ sung cũng nên được thực hiện trong suốt thai kỳ. Axit folic có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật của cột sống và não.
- Không uống rượu, bia và hút thuốc: Phụ nữ nên tránh rượu, ma túy và thuốc lá trong và sau khi mang thai.
- Thận trọng khi dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khi dùng bởi phụ nữ mang thai. Nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai. Phụ nữ có các bệnh từ trước, như bệnh tiểu đường, cần được chăm sóc đặc biệt để quản lý sức khỏe của họ.
- Khám thai định kỳ để sớm phát hiện dị tật ở trẻ.
Hi vọng qua bài viết Stcpharco đã giúp bạn trả lời được thắc mắc làm sao biết thai nhi bị câm điếc. Có thể thấy, đối với trẻ sơ sinh và gia đình, ý nghĩa của phương pháp sàng lọc điếc bẩm sinh góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.
Giúp cho trẻ sinh ra đời phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, phòng ngừa các hậu quả nặng nề của bệnh và cải thiện tương lai phát triển của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
[ TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG ] Dịch Xoang Chảy Xuống Họng
[ TÌM HIỂU ] Phân Độ Chấn Thương Gan Và Điều Bạn Cần Biết
[ TÌM HIỂU ] Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
[ TÌM HIỂU ] Thuốc Giảm Đau Sỏi Thận