Chi phí tiểu phẫu mắt cá chân là bao nhiêu là điều mà nhiều ngưởi quan tâm, cùng Stcpharco tìm hiểu điều này trong bài viết sau.
Bệnh mắt cá chân là gì
Bệnh mắt các chân là tổn thương dày sừng xảy ra ở lòng bàn chân. Những vị trí mà xương bàn chân tiếp xúc với giày dép là những nơi dễ xuất hiện mắt cá chân nhất. Đó là mặt lòng của ngón chân thứ 5, vị trí cạnh gót chân, bàn chân và gò cái lòng bàn chân.
Biểu hiện của bệnh mắt cá chân là trung tâm tròn chứa chất sừng, phần da xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong. Khi ấn vào thấy đau rất khó chịu. Thậm chí không giám đi mạnh sợ chạm vào chỗ đau là đau dữ dội luôn.
Mắt cá có khi phẳng phiu, có khi lại lồi lên khỏi bề mặt da, bề mặt có thể láng mịn hoặc có vảy. Mắt cá không bị lây nhưng có thể bị nhiễm trùng. Thông thường khi bị thì chỉ có từ 1 đến 2 mắt cá trên chân
Chẩn đoán phân biệt bệnh mắt cá chân với bệnh khác
- Mụn cóc lòng bàn chân
Mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm, hạt cơm) lòng bàn chân thường ở sâu hơn, ít đau, khô hơn. Mụn cóc xuất hiện thường có nhiều cái, nhìn kỹ có những gai nhỏ và thường có những chấm đen. Vị trí không nhất thiết phải ở vùng tỳ ép.
Mụn cóc lòng bàn chân có thể lây lan sang những vùng khác trên cơ thể và có thể lây lan cho người khác.
- Chai chân
Chai chân vốn là tổn thương dày sừng thường xuất hiện do sự ma sát, tỳ đè kéo dài. Tổn thương là đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, hình trong hay bầu dục, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể, không có nhân ở giữa.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mổ mắt cá chân
- Cơ sở điều trị
Thực tế là hiện nay có rất nhiều bệnh viện phòng khám điều trị mắt cá chân bằng phương pháp mổ và đương nhiên ở mỗi địa chỉ khác nhau thì mức chi phí điều trị đều có những sự chênh lệch nhất định.
Lý do có sự khác biệt này là xuất phát từ trình độ tay nghề của bác sĩ, hệ thống trang thiết bị y tế, hoặc do những hạng mục chăm sóc ưu tiên do bệnh nhân lựa chọn,…
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết mổ mắt cá chân nếu thực hiện ở những cơ kém chất lượng, bác sĩ không có chuyên môn thì rất dễ xảy ra các biến chứng. Cho nên, lựa chọn những cơ chuyên khoa chất lượng, uy tín là điều cần thiết nhất.
Nốt mắt cá chân nhỏ thì quá trình thực hiện tiểu phẫu sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn do đó chi phí điều trị sẽ thấp hơn so với việc tiến hành điều trị trong tình trạng nốt mắt cá to và lây lan sang vùng da lân cận.
Mặc khác, có rất nhiều trường hợp chần chừ trong khâu điều trị hoặc tự ý điều trị tại nhà khiến vùng da bị mắt cá nhiễm trùng, dẫn đến những lần điều trị sau gặp nhiều trở ngại, vì vậy mức chi phí cũng cao hơn.
Đây là yếu tố quyết định lớn đến mổ mắt cá chân. Nếu sử dụng sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tiên tiến, có nhiều ưu điểm như không đau, nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao,…thì tất nhiên chi phí thực hiện sẽ cao hơn so với phương pháp mổ thông thường khác.
Phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân:
- Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. Sau khi điều trị, mắt cá có thể tái phát, ấn vào vẫn đau nhói.
- Phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt chỉ).
- Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi
- Chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần.
- Có thể sử dụng salicylic acid 40% để làm tiêu sừng…
Cách phòng tránh bệnh mắt cá chân
- Cần phải tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn.
- Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ, hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày có bán trên thị trường.
- Khi phát hiện mới bị bệnh mắt cá thì cần chữa trị sớm để có kết quả tốt hơn.
Trên đây là giải đáp về chi phí tiểu phẫu mắt cá chân. Hi vọng những thông tin mà Stcpharco chia sẻ sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn cân nhắc trong quá trình điều trị bênh mắt cá chân.
Có thể bạn quan tâm:
[ GIẢI ĐÁP ] Xương Hàm Bị Lệch Và Có Tiếng Kêu Là Do Đâu?
[ THẮC MẮC ] Bé 2 Tuổi Đi Ngoài Lỏng Có Mùi Chua : Nguyên Nhân Do Đâu
[ NGUYÊN NHÂN ] Giữa Trán Có Vết Lõm
[ THẮC MẮC ] Tại Sao Xương Quai Hàm To?