Cùng Stcpharco tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 2 tuổi đi ngoài lỏng có mùi chua ở trẻ em qua bài viết dưới đây.
Bé 2 tuổi đi ngoài lỏng có mùi chua là tình trạng như thế nào?
Tình trạng bé 2 tuổi đi ngoài phân lỏng và có mùi chua khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Tuy nhiên, mẹ đang không biết cách xử lý như thế nào.
Theo chuyên gia tiêu hóa thì bé 2 tuổi bị như vậy là do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Khi gặp các tác nhân lạ từ bên ngoài sẽ rất dễ xảy ra tình trạng này.
Thông thường khi bé có biểu hiện như vậy mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn cho bé. Những triệu chứng này sẽ tự biến mất.
Tuy nhiên nếu bé đi ngoài phân lỏng có mùi chua kèm theo những dấu hiệu sau thì mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé:
- Bé đi ngoài nhiều lần trên ngày, phân lỏng và có sủi bọt
- Phân bé có màu lạ: Đen, xanh hoặc đỏ
- Bé đi ngoài kèm theo sốt cao
- Bé không chịu ăn, quấy khóc mệt mỏi
Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có mùi chua
Trẻ đi ngoài có mùi chua có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Trẻ không hấp thu hết chất dinh dưỡng
Cơ thể trẻ không hấp thu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp, làm cho lượng đường và dinh dưỡng dư thừa gây kích ứng dạ dày, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Nguyên nhân làm cho bé hấp thu kém các chất dinh dưỡng là do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, hoặc do cơ thể trẻ không đủ enzym phân giải đường lactose từ sữa mẹ hay sữa công thức.
Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn đường ruột sơ sinh, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa… cũng là nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột
Hệ vi sinh vật trong đường ruột còn được gọi là lợi khuẩn, giúp ổn định hệ tiêu hóa của cơ thể. Đối với những trẻ được sinh thường, trong quá trình di chuyển qua âm đạo của mẹ để chào đời, bé được nhận một lượng lợi khuẩn giúp hoàn thiện hệ vi sinh vật đường ruột một cách nhanh chóng.
Ngược lại đối với những trẻ sinh mổ không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn của mẹ, vì vậy hệ vi sinh vật đường ruột dễ bị mất cân bằng, tạo điều trị cho các vi sinh vật có hại phát triển và khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua.
Ngoài ra, trẻ điều trị bệnh bằng kháng sinh cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó dẫn đến tình trạng đi ngoài phân chua, nhầy.
- Bệnh Crohn
Crohn là bệnh lý viêm ruột mãn tính đặc thù ở trẻ em, gây viêm nhiễm và kích thích tại bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa.
Bệnh lý làm ngăn cản quá trình hấp thu dinh dưỡng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có mùi chua, kết hợp với các triệu chứng như sau:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng với tần suất lớn, phân có thể lẫn máu;
- Trẻ bị đau bụng, khó chịu và quấy khóc thường xuyên;
- Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, bỏ bú, sốt và nôn ói.
Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hấp thu dinh dưỡng của trẻ, làm trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn là làm bé chậm đạt được các dấu mốc phát triển quan trọng.
- Bệnh xơ nang
Xơ nang là bệnh lý do di truyền, gây tắc nghẽn phổi và đường tiêu hóa, từ đó làm cho chất nhầy và dịch tiêu hóa trở nên dính và đặc.
Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh xơ nang, dịch tiêu hóa dính đặc làm cản trở sự di chuyển của các enzym tuyến tụy đến ruột non để phân hủy và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, từ đó dẫn đến các triệu chứng về tiêu hóa, trong đó có tình trạng trẻ đi ngoài có mùi chua.
- Loạn khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Loạn khuẩn, nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân điển hình gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ đi ngoài, phân bất thường, có mùi chua, nhầy, sủi bọt, nhiều trường hợp gây sốt.
Lúc này, cần đưa ngay trẻ đến phòng khám uy tín hoặc bệnh viện nhi chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời nhất.
Cần làm gì khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua?
Nếu phân của bé có mùi chua, bạn cần quan sát thêm các dấu hiệu khác ở trẻ. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Còn nếu trẻ vẫn tăng cân, ăn ngủ và sinh hoạt bình thường thì bạn không cần quá lo. Bạn có thể thử một số lời khuyên sau để khắc phục:
- Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn của bản thân. Chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá… Mẹ cần hạn chế ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo. Đồng thời, giảm lượng đường, tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Nếu bé bú sữa công thức, tình trạng phân có mùi chua có thể xảy ra trong 2 – 3 ngày đầu. Nếu không cải thiện, bạn có thể cân nhắc đổi một loại sữa khác cho bé.
- Chú ý giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt cho cả mẹ và bé để ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa
- Nếu nguyên nhân khiến phân bé có mùi chua là hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng do dùng kháng sinh, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé dùng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn.
Hi vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời được bé 2 tuổi đi ngoài lỏng có mùi chua nguyên nhân do đâu. Hãy theo dõi Stcpharco để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ GIẢI ĐÁP ] Xương Hàm Bị Lệch Và Có Tiếng Kêu Là Do Đâu?
[ GIẢI ĐÁP ] Chi Phí Tiểu Phẫu Mắt Cá Chân Là Bao Nhiêu?
[TẠI SAO] Bị Buồn Nôn Vào Sáng Sớm
[ GIẢI ĐÁP ] Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa Có Nguy Hiểm Không?