Trẻ bị nghẹt mũi về đêm tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài và không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cũng như sức khỏe của trẻ, cùng Stcpharco tìm hiểu nhé.
Trẻ nghẹt mũi ban đêm là tình trạng như thế nào?
Trẻ ngạt mũi ban đêm là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhất là khi thời tiết quá lạnh, giao mùa hoặc có sự thay đổi bất thường.
Ngạt mũi về đêm thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu hơn với các triệu chứng như khó thở, mất ngủ, dễ quấy khóc,…
Ngạt mũi về đêm nếu kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng chán ăn, mệt mỏi,… gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thậm chí là trí não.
Nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi về đêm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ngạt mũi về đêm, có thể kể đến như:
- Sự thay đổi của thời tiết: làm trẻ nhỏ bị cảm lạnh, sổ mũi khiến nghẹt mũi trở nên dễ dàng hơn.
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, dị ứng,…
- Mọc răng ở trẻ có thể khiến cho dịch ở khoang miệng tiết ra nhiều hơn, chảy xuống mũi họng, gây viêm nhiễm và làm tình trạng nghẹt mũi xảy ra.
- Trẻ bị ngạt mũi về đêm do nhiễm vi khuẩn, virus. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như ho, sốt, đau họng,…
- Các yếu tố kích thích khác: khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất,…
Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ
- Kê gối cao và day nhẹ 2 bên cánh mũi cho bé
Kê gối và day nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi là cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ khá hiệu quả. Khi bé bị ngạt mũi, mẹ có thể dùng một chiếc gối hoặc khăn đủ dày để kê đầu trong lúc bé ngủ. Điều này có tác dụng giúp bé có tư thế ngủ thoải mái và dễ thở hơn.
Bạn cũng có thể dùng 2 mu bàn tay của mình day nhẹ nhàng cánh mũi cho bé. Cách làm này giúp bé giảm hoặc loại bỏ dần cảm giác khó chịu.
Nếu bé đang gặp tình trạng nghẹt mũi, có xuất hiện dịch chảy ra thì mẹ hãy rửa mũi cho con rồi dùng khăn mềm để lau sạch. Cuối cùng là dùng xịt – dạng xịt vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn để bảo vệ lại cho bé.
- Làm sạch và thông mũi cho bé
Làm sạch là công đoạn rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn trong khoang mũi của trẻ. Bạn không được quên công đoạn này khi con có biểu hiện nghẹt mũi, khó thở. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra.
Đây là cách trị nghẹt mũi ban đêm cho trẻ rất đơn giản, an toàn lại hiệu quả mà cha mẹ cần làm ngay khi con có triệu chứng ngạt, sổ mũi.
Bạn có thể thực hiện hút mũi cho con theo các bước sau:
- Bước 1: Trải một tấm lót mềm lên giường, đặt trẻ nằm tư thế nghiêng, đầu gối lên tấm lót;
- Bước 2: Đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ đầu con nhẹ nhàng;
- Bước 3: Đặt khăn sữa ở phía dưới áp sát 1 bên má của trẻ;
- Bước 4: Bơm nước muối sinh lý nhẹ nhàng vào một bên mũi của trẻ để nước chảy qua mũi bên kia. Sau đó thực hiện lặp lại tương tự với bên còn lại;
- Bước 5: Sau đó, dùng khăn mềm lau nhẹ mũi và miệng trẻ;
- Bước 6: Cuối cùng, sử dụng các sản phẩm xịt lần lượt từng bên mũi cho trẻ.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp và làm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, sổ mũi, ho đờm… của bé diễn biến nghiêm trọng hơn.
Khi thiếu các chất như kali, kẽm, sắt hoặc các nhóm vitamin, cơ thể của trẻ sẽ bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa…
- Làm ẩm không khí trong phòng ngủ của bé
Việc không khí trong phòng quá thấp hay khô cũng là một yếu tố gây ra các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, ngạt mũi. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức 27 độ hoặc đặt thêm máy tạo ẩm không khí.
Một cách đơn giản, bạn có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng ngủ để giúp không khí trong phòng ẩm hơn, bé đỡ bị khô mũi và rát họng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho bé uống đủ nước, có thể bôi thêm một vài giọt dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn chân và tay, trán của bé để giảm khó chịu. Vì vậy, đây cũng được xem là cách trị nghẹt mũi ban đêm cho trẻ hiệu quả.
- Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ bị ngạt mũi có thể chuyển sang thở bằng miệng. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, khô họng kịp thời. Ngoài ra, điều này còn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và làm loãng chất nhầy trong khoang mũi.
Ngoài ra mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ các loại nước ép trái cây, rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường sức khỏe giúp trẻ mau chóng hồi phục bệnh.
Cách để phòng tránh nghẹt mũi về đêm cho bé
Để hạn chế tối đa tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần chú ý các biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi cho bé, nhất là vào những lúc thời tiết chuyển mùa.
- Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý, khi ra ngoài phải che chắn kỹ càng và đeo khẩu trang cho bé.
- Tuyệt đối không để bé tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, khói rác thải, các loại khí độc hại.
- Đảm bảo không khí trong điều hòa phải ở độ ẩm thích hợp, không để nhiệt độ chênh lệch quá cao so với nhiệt độ ngoài trời.
- Cho bé tiếp xúc ánh sáng mặt trời vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Nên tránh các thực phẩm gây dị ứng đường hô hấp của bé như bơ lạc, một số loại sữa,…
- Không lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm tai – mũi – họng.
- Khi bé gặp các tình trạng viêm mũi, ngạt mũi ở cấp độ nặng nên đưa bé tới gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Khi nào sử dụng kháng sinh cho trẻ?
Như trên đã nói, ngạt tắc mũi nói riêng và viêm mũi nói chung do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do virut.
Do vậy, để tránh tình trạng kháng thuốc cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, tránh cho trẻ như những tổn thương gan thận có thể xảy ra khi dùng kháng sinh thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được kê đơn dùng thuốc đúng.
Trẻ bị ngạt mũi về đêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ nên đưa bé đi khám ngay nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài 2 tuần không hết.
Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm có thể nhanh chóng biến mất và bé sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn sau khi đã hết bệnh. Tuy nhiên, bạn cần cho bé đi khám nếu chứng nghẹt mũi không giảm nhẹ sau vài ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa bé đi cấp cứu nếu con bạn có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng như:
- Bé có biểu cảm hoảng sợ
- Bé rên khó chịu cuối mỗi hơi thở
- Bé thở mạnh thành tiếng
- Bé không bú được vì thở quá khó khăn hoặc quá nhanh
- Da bé xanh xao, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay.
Trên đây là những thông tin về trẻ bị nghẹt mũi về đêm, nguyên nhân và cách xử trí mà Stcpharco tổng hợp được, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm:
[ TÌM HIỂU ] Phân Độ Chấn Thương Gan Và Điều Bạn Cần Biết
[ GIẢI ĐÁP ] Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu?
[ GIẢI ĐÁP ] Sữa Mẹ Trong Như Nước Gạo Là Do Đâu?
[ NGUYÊN NHÂN ] Bé 2 Tuổi Đi Ngoài Lỏng Có Mùi Chua