Sonde dạ dày (đặt ống thông dạ dày) được biết đến là một kỹ thuật quan trọng để cung cấp dinh dưỡng, theo dõi tình trạng bệnh hoặc hút dịch, cùng Stcpharco tìm hiểu về các loại ống thông dạ dày nhé!
Giới thiệu về ống thông dạ dày
Ống thông dạ dày hay ống mở thông dạ dày, một vật dụng “quen thuộc” với người bệnh ung thư thực quản.
Tùy theo độ tuổi mà bác sĩ áp dụng các loại ống thông dạ dày khác nhau. Thường thì trẻ em sẽ sử dụng ống thông có kích thước 5-10mm còn người lớn thì ống thông có kích thước là 10-22mm.
Sonde dạ dày là gì?
Đặt sonde dạ dày được áp dụng phổ biến nhất với bệnh nhân không có khả năng ăn uống. Thường thì bác sĩ sẽ đưa ống thông dạ dày từ miệng hoặc mũi xuống dạ dày để truyền thức ăn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, đặt ống thông dạ dày còn được các bác sĩ dùng để hút dịch, chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân.
Đặt ống thông dạ dày được thực hiện qua hai đường đó là đặt ống theo đường mũi vào dạ dày. Đây là phương pháp phổ biến nhất, ít ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng và giao tiếp của bệnh nhân.
Còn biện pháp thứ hai đó là đi ống thông qua miệng đến dạ dày, thường dùng cho bệnh nhân không thể nói chuyện và mũi đang có vấn đề.
Cấu tạo ống tiêu hóa gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng. Có hai phương pháp đặt ống thông dạ dày là đặt ống thông từ mũi/miệng đến dạ dày hoặc mở dạ dày qua da.
Trong đó, đặt ống thông dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông (sonde) qua từ miệng hoặc mũi vào dạ dày người bệnh với các mục đích khác nhau như:
- Hỗ trợ nuôi dưỡng bằng cách cho ăn qua sonde hoặc cho uống thuốc: đối với những người bệnh hôn mê, co giật, trẻ đẻ non (mất hoặc giảm phản xạ mút, nuốt), dị dạng đường tiêu hóa nặng hoặc ăn bằng đường miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt, bệnh nhân đặt nội khí quản …
- Bơm rửa dạ dày trong trường hợp ngộ độc cấp do hóa chất hay dùng thuốc quá liều, trường hợp chảy máu tiêu hóa trên.
- Giảm áp lực ổ bụng, dẫn lưu dịch dạ dày, làm sạch dạ dày trong các trường hợp tắc ruột, liệt ruột cơ năng (viêm tụy cấp…) hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
- Hút dịch để chẩn đoán ví dụ như hút dịch để chẩn đoán lao ở trẻ nhỏ không khạc đàm được.
- Kiểm tra theo dõi tình trạng chảy máu dạ dày cũng như sự tái phát của chảy máu ở dạ dày.
Chỉ định đặt ống thông dạ dày trong các trường hợp nào?
Sonde dạ dày thường được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp như:
- Nuôi ăn bệnh nhân hôn mê, co giật, trẻ sinh non (do phản xạ mút, nuốt kém).
- Bệnh nhân dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh và nghiêm trọng đến mức ăn bằng đường miệng sẽ dẫn đến nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt thở.
- Đặt sonde để rửa dạ dày của bệnh nhân ngộ độc cấp đường tiêu hóa (uống quá liều thuốc ngủ, uống thuốc bảo vệ thực vật,…).
- Đối với bệnh nhân bị tắc ruột, liệt ruột cơ năng… hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa, đặt sonde dạ dày giúp dẫn lưu dịch dạ dày và giảm áp lực trong ống tiêu hóa.
- Theo dõi tình trạng chảy máu tiêu hóa, sự tái phát của chảy máu dạ dày.
- Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm.
Chống chỉ định đặt thông mũi dạ dày bao gồm:
- Tắc mũi họng hoặc tắc thực quản
- Chấn thương hàm mặt mức độ nặng
- Bất thường đông máu chưa điều trị
Giãn tĩnh mạch thực quản trước đó có thể cân nhắc là chống chỉ định, nhưng thiếu bằng chứng về tác dụng bất lợi.
Mục đích của sonde dạ dày
Đặt ống thông dạ dày sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Một số mục đích sau chính là điểm mấu chốt để bác sĩ sử dụng ống thông dạ dày cho bệnh nhân:
- Lấy dịch dạ dày để tiện hơn trong khâu chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh đường tiêu hóa.
- Cung cấp thức ăn để nuôi bệnh nhân không có khả năng ăn uống như hôn mê, bất tỉnh, tiêu hóa không hiệu quả.
- Giảm áp lực của dịch ứ đọng trong dạ dày sau phẫu thuật. Tránh tình trạng chướng bụng và khó chịu.
- Bơm rửa và làm sạch dạ dày trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc thức ăn hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
Cách xử trí một số tình huống thường gặp
- Tắc ống thông:
Khi chế biến dung dịch nuôi ăn quá đặc, chưa xay nhuyễn, hoặc vệ sinh ống thông kém, thức ăn có thể lắng đọng gây bít tắc lòng ống.
Có thể thực hiện bơm rửa ống thông nếu đã được bác sĩ và nhân viên y tế hướng dẫn, nếu ống thông vẫn tắc hoặc chưa được hướng dẫn trước, báo bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc hỗ trợ.
- Chảy dịch qua lỗ mở thông dạ dày:
Thường thời gian đầu sau khi đặt ống mở thông dạ dày, hiện tượng rò rỉ dịch quanh lỗ mở thông được xem là bình thường.
Cần chú ý vệ sinh vùng da quanh lỗ mở đúng cách để ngăn ngừa tổn thương da cũng như nhiễm trùng. Báo bác sĩ hoặc điều dưỡng chăm sóc nếu tình trạng chảy dịch kéo dài, có máu hoặc vùng da xung quanh lỗ mở tấy đỏ, đau.
- Tiêu chảy:
Một hiện tượng thường gặp với những người bệnh ăn qua ống thông dạ dày. Quan sát tình trạng phân (Có sống phân? Nhầy mũi?) và lưu ý các thực phẩm đã lựa chọn và cách chế biến bữa ăn để thông báo lại cho bác sĩ điều trị.
- Tụt ống mở thông dạ dày:
Không cố gắng đặt ống trở lại, băng vị trí lỗ mở thông, đến ngay cơ sở y tế gần nhất và báo bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng chăm sóc.
Trên đây là những thông tin quan trọng về các loại ống thông dạ dày mà Stcpharco đã tổng hợp.
Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hình dung rõ hơn về quy trình đặt ống thông dạ dày và những lưu ý khi chăm sóc người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
[ THẮC MẮC ] Làm Sao Biết Thai Nhi Bị Câm Điếc?
[ GIẢI ĐÁP ] Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu?
[ HƯỚNG DẪN ] Sử Dụng Lá Xương Sông Chữa Cao Huyết Áp
[ NGUYÊN NHÂN ] Trẻ Bị Nghẹt Mũi Về Đêm