[ NGUYÊN NHÂN ] Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói Và Điều Lưu Ý

Bé 15 tháng chưa biết nói khiến nhiều mẹ lo lắng, thậm chí còn muốn đưa con đi khám ngay, trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về điều này nhé!

Bé 15 tháng chưa biết nói khiến nhiều mẹ lo lắng, thậm chí còn muốn đưa con đi khám ngay, trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về điều này nhé!

Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 15 tháng tuổi

Đến 15 tháng tuổi, phần lớn (khoảng 75%) trẻ em đã có vốn từ vựng riêng như “ba, mẹ” với ít nhất ba danh từ khác và tất nhiên là câu nói yêu thích nhất mọi thời đại của trẻ mới biết đi, “Không!” .

Đây cũng là những từ mà trẻ thường dùng. Trẻ 15 tháng tuổi cũng có thể làm theo những mệnh lệnh đơn giản, chẳng hạn như “Mang giày cho mẹ” hoặc “Đặt sách xuống”.

Trẻ cũng hiểu nghĩa của những cụm từ như “Không”, “Lại đây”, “Cho mẹ xem” và “Nhìn này.”

Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Trẻ bắt đầu tò mò và chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình. Trẻ nhận biết các bài hát yêu thích, có thể nhún nhảy, múa, lắc lư, vỗ tay khi được nghe các bài hát ấy.

Đây là thời điểm trẻ khám phá vì trẻ bắt đầu đặt tên hay gọi tên các vật xung quanh. Trẻ có thể nhận biết rõ các vật như sách, chai, bóng và có thể tìm thấy chúng nếu được đặt gần trẻ.

Trẻ 15 tháng tuổi đang phát triển các khả năng khác nhau để tương tác với môi trường của mình bao gồm các kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc.

Dưới đây là một số cột mốc phát triển của bé mà bạn có thể tham khảo:

  • Biết mỉm cười và nhận ra những gương mặt thường xuất hiện
  • Bắt đầu nhận biết mình thích và không thích điều gì
  • Mạnh dạn khám phá và thử những điều mới
  • Sẽ tỏ ra bực dọc nếu phải chia sẻ đồ chơi
  • Yêu thích là trung tâm của sự chú ý
  • Dễ dàng tức giận vì nhiều lý do
  • Ôm và hôn cha mẹ, người thân

Để theo kịp những sự tìm tòi khám phá này, trẻ có thể phát triển cách nói bi ba bi bô theo cách riêng của trẻ và cố để nói chuyện với mẹ. Trẻ sẽ ôm và kéo chân của mẹ nếu cần sự chú ý của mẹ hoặc trẻ có thể đẩy hết đồ chơi về phía mẹ.

Nếu bé chậm nói, mẹ cũng đừng nên lo lắng quá vì mỗi đứa trẻ sẽ có sự khác nhau, trẻ sẽ dần phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Dấu Hiệu Bé 15 tháng chưa biết nói

Khi bé có những biểu hiện này, có thể lúc này bé đang gặp những vấn đề phát triển ngôn ngữ và giọng nói, chẳng hạn như:

  • Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi
  • Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
  • Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
  • Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi:

  • Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ
  • Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
  • Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
  • Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)
  • Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Bé 15 tháng tuổi chưa biết nói có ảnh hưởng gì không?

Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Thông thường trẻ 15 tháng tuổi chưa biết do khả năng chậm nói vì một số nguyên nhân đến gia đình là chủ yếu.

Một số bố mẹ vì không để ý đến những dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ ở trẻ dẫn đến trẻ rơi vào tình trạng chậm nói trong một thời gian dài. Điều này khiến trẻ nhận được rất nhiều sự thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ 15 tháng tuổi chưa biết nói khiến khả năng tiếp thu, phát triển nhận thức chậm hơn. Bên cạnh đó tư duy về ngôn ngữ cũng kém.

Khi bé bước vào độ tuổi đến trường, đây sẽ là một rào cản rất lớn trong học tập tập đặc biệt là những môn đòi hỏi đến tư duy ngôn ngữ.

Không những thế, trẻ sẽ đọc chậm, viết chậm, khả năng bộc lộ cảm xúc suy nghĩ khó khăn. Ngoài ra, khi trẻ chưa biết nói trong thời gian này là một nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp, thường xuyên có những biểu hiện bực tức, cáu gắt với mọi người xung quanh.

Bố mẹ nên làm gì?

Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Trước hết để giúp bé cải thiện, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản như sau:

  • Khi phản ứng với các hành vi không mong muốn của trẻ, hãy nói “không” một cách dứt khoát. Không đưa ra những lời giải thích dài dòng hoặc mắng mỏ, phát vào mông. Cho khoảng thời gian time out từ 30 giây tới 1 phút có thể giúp chỉ dẫn lại cho trẻ.
  • Khi trẻ có hành vi tốt, hãy ôm, hôn và khen ngợi nhiều.
  • Dùng nhiều thời gian để khuyến khích những hành vi mong muốn, hơn là để trừng phạt hành vi không mong muốn (khoảng gấp 4 lần).
  • Nói cho trẻ biết bạn đang làm gì. Ví dụ “mẹ đang lau tay bằng khăn”.
  • Đọc cho trẻ nghe hàng ngày. Hãy để trẻ tự giở trang sách. Lần lượt gọi tên các bức tranh với trẻ.
  • Mở rộng lời nói khi trẻ nói hoặc cố gắng phát âm, hoặc khi trẻ chỉ ngón. VD, trẻ chỉ vào ô tô, và phát âm “tô tô”, hãy nói “ừ đúng rồi, ô tô màu xanh”.
  • Đưa cho trẻ bút và giấy và để trẻ vẽ tự do. Hãy cho trẻ xem cách bạn vẽ đường thẳng ngang, dọc tờ giấy. Khen ngợi khi trẻ cố gắng bắt chước bạn.
  • Cho với khối gỗ, hình hộp, và các đồ chơi khác để khuyến khích trẻ sử dụng hai bàn tay.
  • Giấu những đồ chơi nhỏ và các thứ khác rồi để trẻ đi tìm.
  • Hát các bài hát kèm theo động tác, hãy để trẻ cùng làm các động tác cùng bạn (ví dụ đưa tay ra nào…).
  • Cho trẻ cái lọ, cái xoong hoặc một dụng cụ âm nhạc nào đó như trống, khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh.
  • Cho trẻ nhiều khoảng không an toàn để khám phá (chú ý khóa, cất các thiết bị nguy hiểm trong nhà, chú ý cửa).
  • Cho trẻ đẩy đồ chơi ví như một cái xe kéo, cần cẩu…
  • Nếu sau một thời gian áp dụng biện pháp trên mà bé không cải thiện bạn có thể phải cho bé đi khám. Bạn nên cho bé đến các cơ sở có chuyên khoa Nhi để khám toàn diện cho bé và đánh giá. Chúc bé nhà bạn mau cải thiện.

Trẻ 15 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein…

Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hi vọng những thông tin trên đây Stcpharco chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn.

Có thế thấy, mỗi trẻ có sự phát triển về phản xạ, nhận thức khác nhau nên nếu bé 15 tháng chưa biết nói thì bố mẹ cũng không nên lo lắng quá.

Thay vào đó hãy dành thời gian trò chuyện, dạy bé nhiều hơn để bé hoạt ngôn dần.

Có thể bạn quan tâm:

[ DẤU HIỆU ] Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ

[ NGUYÊN NHÂN ] Trẻ Bị Nghẹt Mũi Về Đêm

[ GIẢI ĐÁP ] Sữa Mẹ Trong Như Nước Gạo Là Do Đâu?

[ THẮC MẮC ] Tướt Lẫy Bao Lâu Thì Khỏi?