Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi trùng (virus) phát triển, làm bùng phát sốt siêu vi ở trẻ có sức đề kháng kém.
Trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về tình trạng bé sốt siêu vi nổi mẩn đỏ và những điều cần lưu ý.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi, còn gọi là nhiễm siêu vi hoặc sốt virus phát ban, chỉ tình trạng trẻ bị sốt vài ngày đầu, nhưng chưa xác định được chính xác căn bệnh.
Triệu chứng có thể kéo dài hoặc lặp lại, uống thuốc hạ sốt vẫn không khỏi khiến phụ huynh hoang mang, không biết con mình mắc bệnh gì.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus và lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sau khi mắc bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt sau đó xuất hiện các ban đỏ nên cha mẹ rất hay dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết hoặc bệnh sởi.
Trả lời cho câu hỏi sốt siêu vi phát ban khi nào hết, các bác sĩ cho biết bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng biểu hiện sốt ở trẻ em rất cần được chăm sóc.
Một số trẻ có tiếp xúc với nguồn lây các siêu vi đặc biệt như H1N1, H5N1, H7N9 có thể bị viêm phổi nặng, diễn tiến đến suy hô hấp và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt siêu vi nổi phát ban
Những dấu hiệu của sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh thông thường. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu dưới đây để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và kiểm tra kịp thời.
- Trẻ bị sốt cao
Sốt cao là biểu hiện rất thường gặp ở những trường hợp trẻ bị sốt siêu vi. Nhiệt độ cơ thể của trẻ thường dao động từ 38 đến 39 độ C, thậm chí có những trường hợp trẻ sốt cao lên đến 40 -41 độ C. Trong thời gian trẻ bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ, sốt cao, hoặc sốt rất cao, liên tục hoặc ngắt quãng.
- Trẻ bị nổi phát ban
Những nốt phát ban thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày khi trẻ bị sốt siêu vi. Phát ban là dấu hiệu cho thấy tình trạng sốt của trẻ sẽ thuyên giảm bởi lúc này bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
- Sốt siêu vi phát ban sẽ có dấu hiệu đau đầu
Trẻ bị sốt siêu vi sẽ có dấu hiệu nhức đầu dữ dội và quay cuồng. Nguyên nhân được cho là do tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.
Ở một vài trường hợp, trẻ bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo và kèm theo đó là dấu hiệu chảy nước mũi, tai xuất hiện nhầy và ngứa hơn bình thường. Điều này khiến trẻ khó chịu, đau đớn và quấy khóc.
- Trẻ bị viêm đường hô hấp khi sốt siêu vi phát ban
Cùng với các dấu hiệu sốt, đau đầu thì bệnh còn có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như: trẻ bị viêm họng, rát họng, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi…
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi là do virus đường tiêu hóa gây ra. Tuy nhiên, cũng có những trẻ xuất hiện triệu chứng này muộn hơn vài ngày sau khi sót. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là: tiêu chảy, không có máu và chất nhầy.
- Các dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu kể trên thì trẻ còn các biểu hiện khác như:
- Viêm hạch: Hạch có thể xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ và sưng to gây đau. Những hạch này rất dễ nhận biết nên cha mẹ có thể sờ là thấy được.
- Trẻ bị viêm kết mạc: Lúc này, kết mạc của trẻ có thể bị đỏ, chảy nước mắt và mắt lờ đờ.
- Nôn ọe: Khi bị sốt siêu vi trẻ rất dễ bị nôn ọe sau ăn do viêm họng và kích thích chất nhầy.
Nguyên nhân dẫn đến sốt siêu vi kèm phát ban
Sốt siêu vi kèm phát ban xảy ra là do hệ miễn dịch phản ứng lại với virus hoặc tác nhân này tác động lên các tế bào da.
Ví dụ như khi nhiễm virus sởi, hệ miễn dịch phát hiện có kháng nguyên lạ di chuyển trong hệ tuần hoàn và giải phóng ra các chất hóa học để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, những chất này cũng gây viêm da, dẫn đến phát ban.
Mặt khác, bệnh zona lại liên quan đến việc tái hoạt động của virus thủy đậu nằm im trong các dây thần kinh.
Khi đó, virus bắt đầu di chuyển xuống theo các dây thần kinh và đến da. Sau đó, chúng nhân lên tại đây và phát ban zona sẽ hình thành.
Một số bệnh do nhiễm virus có khả năng gây sốt kèm phát ban bao gồm:
- Rubella
- Thủy đậu
- Bạch cầu đơn nhân
- Sốt phát ban
- Tay chân miệng
- Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)
- Zika
- Sốt xuất huyết
Cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ hiệu quả cho mẹ
Hầu hết trường hợp trẻ sốt siêu vi đều chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng. Cụ thể:
- Hạ sốt
Bỏ bớt chăn, quần áo, chỉ cho bé mặc đồ mỏng và sáng màu để cơ thể tỏa nhiệt;
Uống thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol) khi sốt trên 38°C. Thuốc có hiệu quả nhanh sau 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Lưu ý liều lượng thích hợp với độ tuổi của bệnh nhi;
- Bù điện giải, dinh dưỡng
Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em nếu để kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Vì vậy mẹ hãy cho bé sử dụng nước ấm hoặc Oresol. Ngoài ra có thể ăn cháo loãng hoặc các món canh để bù điện giải.
Sốt cao có thể gây mất nước và rối loạn điện giải, vì vậy nên cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội. Về dinh dưỡng thì nên cho trẻ ăn món lỏng, dễ tiêu và bổ dưỡng để cung cấp đầy đủ chất cho bé.
- Chống bội nhiễm
Sốt virus trẻ rất có thể bội nhiễm ở đường hô hấp. Nên mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng dung dịch NaCl 0,9% kèm nhỏ mắt để làm sạch cho bé.
- Cho bé nghỉ ngơi
Sốt siêu vi hoàn toàn có thể đẩy lùi nhờ vào miễn dịch. Do đó để quá trình này rút ngắn mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn bằng việc ngủ nhiều, tránh các hoạt động thể chất hoặc làm việc quá sức,…
Cách phòng ngừa tình trạng sốt siêu vi ở trẻ
Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe của bé nếu mẹ không biết xử trí.
Do đó, tốt nhất là hãy phòng ngừa cho bé bằng biện pháp sau:
- Quan tâm chế độ dinh dưỡng của bé. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các bé nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế xâm nhập của các tác nhân có hại
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi quy định cho bé để tăng đề kháng
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc nơi đông người khi đang bị ốm
Trẻ bị nổi mẩn đỏ sau khi hết sốt cần điều trị như thế nào?
Cần theo dõi chặt chẽ khi bị nổi mẩn đỏ sau sốt. Đo nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt của bé và theo dõi các triệu chứng, đi khám khi sốt cao hoặc kèm thêm dấu hiệu khác.
Trong hầu hết các trường hợp, sốt kèm theo phát ban có thể được điều trị tại nhà.
- Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, ba mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con theo tư vấn của bác sĩ.
- Khuyến khích con uống nhiều nước, sữa hoặc chất điện giải
- Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau đây, bạn cần cho con đi khám bác sĩ bởi rất có thể bé gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn cần điều trị kịp thời:
- Đau họng
- Sốt trên 38,8 ° C trong 24 giờ trở lên, đặc biệt khi trẻ sốt trên 40 độ cần đi viện ngay
Những điều không nên làm khi bé sốt siêu vi nổi mẩn đỏ
Việc điều trị, chăm sóc trẻ khi sốt là việc làm quan trọng, tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý không nên thực hiện các điều sau:
- Quấn kín trẻ;
- Kiêng ăn uống;
- Nặn chanh, đổ sả hoặc thuốc vào miệng khi trẻ đang co giật;
- Không cạo gió, cắt lễ và bất kỳ biện pháp truyền miệng nào chưa được khoa học chứng minh.
Tóm lại bé sốt siêu vi nổi mẩn đỏ là hiện tượng khá thường gặp, và thường nguyên nhân là do virus. Bệnh có thể tự khỏi mà không phải điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi bé chặt chẽ, đo nhiệt độ thường xuyên và theo dõi các triệu chứng của bé.
Nếu trẻ có thêm các triệu chứng khác thường thì nên đưa trẻ đi khám ngay. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ NGUYÊN NHÂN ] Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
[ THẮC MẮC ] Tinh Hoàn Trẻ Sơ Sinh Bị Xệ Có Nguy Hiểm Không?
[ THẮC MẮC ] Thuốc Xổ Nội Soi Đại Tràng Có Công Dụng Gì?
[ GIẢI ĐÁP ] Uống Thuốc Xong Bị Chóng Mặt Có Nguy Hiểm Không?