Thủ thuật cắt rạch và khâu tầng sinh môn sau khi sinh nở là những bước quan trọng trong quá trình chuyển dạ của các chị em.
Trong bài viết này hãy cùng Stcpharco tìm hiểu về chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn màu gì và điều bạn cần biết.
Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn loại gì?
Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn là loại chỉ khâu tầng sinh môn cho sản phụ sau đẻ, cái sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ gây mất thời gian và tạo cảm giác đau cho sản phụ.
Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa đơn giản nhanh chóng, nhẹ nhàng.
Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của người bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện.
Chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết?
Một số yếu tố xác định khoảng thời gian cần thiết để các vết khâu có thể phân hủy và tiêu biến là:
- Quy trình phẫu thuật được sử dụng hoặc loại vết thương cần khâu
- Loại mũi khâu được sử dụng để đóng miệng vết mổ hoặc vết thương
- Loại chất liệu của chỉ tự tiêu
- Kích thước chỉ được chỉ định sử dụng
Thông thường, khung thời gian để chỉ có thể tiêu hết là từ vài ngày đến 1-2 tuần (sinh mổ), có loại cần đến vài tháng (phẫu thuật thay khớp).
Chỉ tự tiêu có màu gì?
Chỉ tự tiêu thường có màu tím, màu xanh dương, màu đen hoặc sọc kẻ để dễ dàng phân biệt với các mô mềm xung quanh, giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng, tránh tình trạng cắt nhầm chỉ hoặc không buộc được chỉ khâu.
Hầu hết các loại chỉ khâu này sẽ được nhuộm thêm một màu tối để đồng đều màu chỉ, ít có trường hợp để màu chỉ khâu tự nhiên. Chúng ta thường gặp nhất đó là chỉ khâu Polyglactin có màu tím.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu màu trong hoặc màu trắng (chỉ Poliglecaprone và Polyglactin) giúp đạt được thẩm mỹ tốt nhất nếu là vết thương ngoài da.
Nên làm gì sau khi được chủ động gỡ mũi khâu chỉ tự tan?
Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ vết mổ sạch và khô. Tránh nhiễm bẩn, không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì vùng da xung quanh vết mổ rất nhạy cảm trong giai đoạn đang lành, sẽ dễ bị bỏng nắng hơn các vùng da còn lại trên cơ thể.
- Thoa kem dưỡng da vitamin E để giúp tăng tốc độ chữa lành và giảm sẹo. Tuy vậy, trước khi quyết định dùng kem dưỡng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì cơ địa mỗi người không giống nhau.
- Nếu nghi ngờ vết mổ của mình bị nhiễm trùng, bạn nên lập tức đến viện để kiểm tra kịp thời. Nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu).
- Nếu vết mổ hở miệng do chỉ tự tiêu bị đứt, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khâu lại, tránh gây nhiễm trùng. Trong trường hợp có triệu chứng sốt hoặc nhận thấy vết mổ đỏ, sưng, đau hoặc chảy dịch (mủ) từ trước hoặc sau khi bạn gỡ bỏ mũi khâu, bạn cũng cần quay lại phòng khám để kiểm tra gấp.
Cách chăm sóc vết khâu bằng chỉ tự tiêu
Chỉ khâu tự tiêu có thể tự biến mất mà không cần tác động gì. Tuy nhiên, để giúp vết thương mau lành và hạn chế nhiễm trùng, đau nhức trong quá trình khâu vết thương, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Mặc quần áo kín để che vết chỉ khâu, tránh để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Không tạo áp lực lên vết thương. Điều này có thể khiến vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ (Với vết thương ngoài da cần rửa cẩn thận vết thương bằng xà phòng và nước. Nhẹ nhàng làm khô khu vực và đeo băng mới. Thay băng của bạn khi chúng bị ướt hoặc bẩn).
- Giữ cho khu vực vết thương khô ráo theo hướng dẫn. Không nên tắm hoặc bơi trong 12 – 24 giờ sau khi khâu. Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn.
- Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, có mủ, sốt, máu thấm nhiều qua bông băng thì cần nhanh chóng đến trung tâm y tế uy tín để được khử trùng và khâu lại vết thương.
Những lưu ý sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu
Tuy chiếm diện tích rất nhỏ nhưng việc chăm sóc tầng sinh môn hậu phẫu lại làm khó vô số khách hàng. Cùng note lại 3 tips dưới đây để vùng kín của bạn nhanh khỏi và sớm tiêu chỉ nhé.
Vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ
Lưu ý đầu tiên sau khi khâu đáy chậu là bạn phải vệ sinh TSM thật sạch sẽ. Vệ sinh thường xuyên giúp vùng kín tránh 90% nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn các bệnh phụ khoa. Bạn cần thực hiện:
- Không động chạm, không rút chỉ khâu trong mọi tình huống
- Rửa vùng dưới hàng ngày với nước muối/nước lá trầu không/nước vỏ bưởi
- Không xài dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, xà bông, gel wax lông
- Hạn chế dùng vòi xịt; dùng khăn ướt lau “cô bé” sau mỗi lần tiểu tiện
- Các chị em gặp “đèn đỏ” phải dùng băng vệ sinh mỏng, thấm hút tốt
- Nếu vùng cấm có dấu hiệu tuột chỉ, đóng vảy hoặc mụn nước nổi xung quanh, bạn cần tới ngay cơ sở phụ khoa gần nhất để xử lý.
Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh
Điều tiết vận động đóng vai trò quan trọng giúp vùng đáy chậu tránh khỏi các biến chứng tiêu cực. Chỉ khâu cũng không bị bục mà sớm tiêu đi, phần da sinh môn khó bị nhiễm trùng trầy xước.
- Nằm yên tại chỗ trong 48 giờ đầu
- Đi chậm, bước ngắn, không đá cao chân, ngồi gọn gàng, khép đùi
- Tránh các bộ môn phải hoạt động mạnh ở chân như đi xe đạp
- Luôn dùng đệm lót khi ngồi, chọn chất liệu lông mềm hoặc xốp
- Mặc quần lót mỏng, có phần đũng 2 lớp. Quần ngoài ưu tiên rộng rãi, đũng không quá ôm sát.
Ăn uống đủ chất
Ăn uống đủ chất chính là “key word” cuối cùng giúp các chị em phục hồi nhanh chóng sau khi khâu tầng sinh môn. Trong một tuần kiêng cữ, bạn cần lưu ý cách ăn như sau:
- Nạp đủ 5 nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Hạ thấp chỉ số đạm và tinh bột; tăng cường xơ và vitamin
- Không ăn đạm từ động vật, chuyển qua nguồn đạm “sạch” từ đậu đỏ, hạt khô, quả bơ, bắp cải tím, súp lơ xanh
- Giữ chỉ số protein ở mức 100g/bữa; tránh ăn nhiều ức gà, gan lợn hoặc bơ sữa
- Tăng 100 – 150g rau củ/hoa quả trong suất ăn; Tích cực ăn rau ngót, mướp đắng, bí ngô, khoai sọ, cam, dừa, táo vì chúng nhiều vitamin lại bổ máu.
- Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày; Kiêng rượu bia nước ngọt; chỉ nên dùng trà xanh, trà hoa/lá/quả khô, sinh tố – các dạng nước có tính detox.
Mong rằng nội dung được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn màu gì. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ GIẢI ĐÁP ] Nên Hay Không Nên Sử Dụng Thuốc Papaverin Cho Bà Bầu
[ GIẢI ĐÁP ] Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa Có Nguy Hiểm Không?
[ NGUYÊN NHÂN ] Trẻ Bị Nghẹt Mũi Về Đêm
[ NGUYÊN NHÂN ] Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói