[GIẢI ĐÁP] Có Nên Sử Dụng Cao Dán Hút Mủ Áp Xe Không?

Áp-xe là một bệnh nhiễm trùng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người cao tuổi thường mắc bệnh nhiều hơn, cùng Stcpharco tìm hiểu về cao dán hút mủ áp xe trong bài viết sau đây.

Áp-xe là một bệnh nhiễm trùng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người cao tuổi thường mắc bệnh nhiều hơn, cùng Stcpharco tìm hiểu về cao dán hút mủ áp xe trong bài viết sau đây.

Áp-xe là gì?

Áp-xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng đối với những áp-xe ở gần da gồm: ửng đỏ, đau, nóng, và sưng, khi đè lên có cảm giác như một túi chất lỏng. 

Diện tích bị tấy đỏ thường lan rộng ngoài vùng sưng. Áp-xe thường do nhiễm trùng nang lông .

Cao Dán Hút Mủ Áp Xe
Cao Dán Hút Mủ Áp Xe

Nguyên nhân gây ra bệnh áp-xe

Áp-xe thường gây ra do nhiễm khuẩn, thường nhiều loại vi khuẩn cùng gây ra một ổ nhiễm trùng.  Áp-xe thường xảy ra sau một vị trí bị nhiễm trùng ở một cơ quan nào đó trong cơ thể (da, cơ vân, cơ hoành, gan, tổ chức phổi).

Áp-xe có thể xảy ra quanh năm, bất cứ lúc nào, nhưng các loại áp-xe da, dưới da thường xảy ra vào mùa nắng nóng, oi bức nhiều hơn vì mồ hôi ra nhiều thêm vào đó vệ sinh da kém có thể mắc các bệnh lở loét da, chốc đầu hoặc mụn nhọt (mụn nhọt chính là các ổ áp-xe nhỏ).

Trong thực tế, để bệnh áp-xe xảy ra, ngoài các điều kiện vừa nêu ở trên thì còn có một số điều kiện thuận lợi làm cho bệnh áp-xe xuất hiện.

Đó là ở các trẻ em ra nhiều mồ hôi, bị nhiều mụn nhọt, chốc đầu. Đó là ở người cao tuổi, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân không tốt, đặc biệt những bệnh nhân sử dụng thường xuyên thuốc corticoid dưới các dạng khác nhau (bệnh nhân viêm cầu thận mãn, hen suyễn, mề đay mãn tính, bệnh khớp,…).

Đó là ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lupus, viêm cứng bì, viêm đường sinh dục – tiết niệu (dễ gây nên áp-xe cơ thắt lưng chậu) hoặc ở người bị suy giảm miễn dịch.

Phân loại và nguyên tắc điều trị

Áp-xe có thể được phân thành hai loại: áp-xe da (dưới da) hoặc áp-xe nội. 

Áp-xe dưới da khá phổ biến; áp-xe nội khó chẩn đoán hơn và nghiêm trọng hơn. 

Áp-xe khác với viêm tích mủ, viêm tích mủ là sự tích tụ mủ trong một khoang của cơ thể có sẵn, còn áp-xe là tích mủ trong khoang mới được tạo ra.

Để phòng bệnh, ở gia đình, các lớp nuôi dạy trẻ, ngoài vệ sinh môi trường tốt, cần vệ sinh cá nhân, nhất là không để viêm nhiễm da, viêm đường tiết niệu.

Với người cao niên cần vệ sinh cá nhân hàng ngày, nên có chế độ ăn uống hợp lý. Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh các bệnh lây nhiễm đường ruột, trong đó có phòng bệnh kiết lỵ là bệnh có thể gây áp-xe gan.

Điều trị áp xe da

Cao Dán Hút Mủ Áp Xe
Cao Dán Hút Mủ Áp Xe

Điều trị chuẩn cho hầu hết các áp-xe da hoặc mô mềm là cắt mở và rút mủ. Đối với phần lớn người khỏe mạnh thì việc sử dụng thêm kháng sinh dường như không đem lại lợi ích gì cho loại áp-xe này.

Một số ít bằng chứng cho thấy không cần băng vết thương bằng gạc sau khi đã rút mủ. Để hở vết mổ có thể làm cho nó mau lành và giảm nguy cơ bị áp-xe trở lại hơn là băng kín nó. Dùng kim hút mủ ra thường là không đủ.  

Một số áp xe nhỏ có thể thoái lui mà không cần điều trị, tụ lại một điểm và thoát mủ. Chườm ấm giúp đẩy nhanh quá trình tiến triển.

Khi đau nhiều, tăng nhạy cảm, và sưng nề cần chích rạch và dẫn lưu mủ; những trường hợp này không cần thiết phải chờ đợi sự hình thành ổ áp xe. Trong điều kiện vô trùng, gây tê tại chỗ bằng cách tiêm lidocaine hoặc xịt lạnh.

Trong quá trình tháo mủ những bệnh nhân bị áp xe lớn và đau nhiều có thể cần truyền giảm đau, an thần. Một vết đâm bằng đầu dao thường đủ để mở ổ áp xe.

Sau khi tháo hết mủ, khoang áp xe phải được thăm dò bằng một ngón tay đeo găng hoặc curette có găng để làm sạch các vị trí.

Tưới nước muối sinh lý lên tổn thương. Băng khoang áp xe bằng một gạc củ ấu sẽ làm giảm không gian chết và ngăn ngừa sự hình thành bướu huyết thanh. Gạc củ ấu thường được lấy ra sau đó từ 24 đến 48 giờ.

Có nên sử dụng cao dán hút mủ áp xe

Vài năm trở lại đây cao dán Đông y trở thành sản phẩm quen thuộc trong lĩnh vực chăm sóc vết thương, vết loét, tương tự như bệnh áp-xe. Cao dán Đông y thường giới thiệu tới các khách hàng với những ưu điểm như:

  • Dễ sử dụng không cần nhân viên y tế
  • Không gây mất máu, đau đớn
  • Không cần sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị
  • Quá trình phục hồi nhanh
  • Không tốn kém

Đánh trúng tâm ký “ chỉ muốn khỏi  nhanh nhưng lại ngại đi viện, ngại tốn kém” của nhiều ngưởi, cao dán hút mủ thu hút được số lượng  khách hàng đông đảo.

Tuy nhiên, sau đây là 5 nguyên nhân cho thấy cao dán Đông y dùng cho người bị lở loét, áp-xe là lợi bất cập hại:

Cao dán Đông y không đảm bảo vô khuẩn:

Trên tị trường hầu hết cao dán Đông y được tạo nên từ các loại dược liệu không đủ sạch, trải qua nhiều công đoạn chế biến kém vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn có hại.

Cao dán Đông y chưa được chứng minh hiệu quả-an toàn:

Thành phần của cao dán Đông y là các dược liệu tự nhiên được bào chế theo bí kíp gia truyền. Các dược liệu này đều chưa được nghiên cứu khoa học đầy đủ, chi tiết. Việc sử dụng chúng trong quá trình khám chữa bệnh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian, phát huy hiệu quả chậm.

Trong khi đó  những người có tổn thương da cần được xử lý sớm, trông chờ vào tác dụng của cao dán sẽ khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị.

Cao dán tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển

  • Vết loét bị bôi nhiễm vị khuẩn kỵ khí sé có dấu hiệu:
  • Có mùi thối đặc biệt
  • Da phồng lên do vi khuẩn sinh hơi
  • Có dấu hiệu hoại tử da
  • Xuất hiện giả mạc

Cao dán gây ứ dịch rỉ viêm tại vết loét

Cao dán dính chặt lên da và không có khả năng thấm hút. Vì vậy dịch rỉ viêm không thể thoát ra khỏi ổ vết loét và ứ đọng trong thời gian dài.

Lượng dịch tăng lên mỗi ngày gây bí tắc, đau đớn cho người bệnh và tạo mùi khó chịu cho vết loét.

Cao dán làm xô lệch cấu trúc da, tổn thương thô mô hạt

Sau mỗi lần thay cao dán da thường bị kéo xước, chảy máy do dính quá chặt. Mô hạt mới hình thành lại bị tổn thương khiến vết loét không thể lên da non một cách tự nhiên.

Trên đây là chia sẻ của Stcpharco về việc có nên sử dụng cao dán hút mủ áp xe.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn trong việc cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

[ GIẢI ĐÁP ] Nguyên Nhân Tóc Mọc Nhanh Là Gì?

[MÁCH BẠN] Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao

[ MÁCH BẠN ] Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao

[ TÌM HIỂU ] Nước Bọt Có Vị Ngọt: Nguyên Nhân Do Đâu?