Biết cách tự phòng cho mình và tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
Cùng Stcpharco tìm hiểu biện pháp phòng ngừa hiv đối với học sinh trong bài viết sau đây.
HIV/AIDS là gì ?
HIV là tên viết tắt tiếng Anh của từ Human Immuno-deficiency Virus, một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể người. Gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của cơ thể.
AIDS là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom, là giai đoạn cuối của HIVAIDS.
Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư…
Các đường lây truyền HIV
Đã xác định chắc chắn virus HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:
- Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc…
- Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không; Sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách; Quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.
Các giai đoạn nhiễm Hiv
Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:
Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ):
Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Giai đoạn cận AIDS
Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Giai đoạn AIDS
Có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
Thực trạng nhiễm hiv đối với học sinh
Báo cáo phân tích gần đây của Bộ Y tế cho thấy có một số yếu tố liên quan đến tình trạng gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm trẻ gần đây, bao gồm:
- Kiến thức, hiểu biết về HIV hạn chế;
- Ít tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
- Cộng đồng MSM dễ tiếp cận nhau thông qua không gian mạng;
- Tình hình sử dụng các chất kích thích, chemsex, ma túy diễn biến phức tạp, liên quan đến tình trạng quan hệ tình dục tập thể trong cộng đồng MSM…
Trước thực trạng HIV đang gia tăng trong nhóm tuổi trẻ, trong khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút đang là một biện pháp dự phòng có hiệu quả.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã có hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho sinh viên, học sinh. Cụ thể là tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.
Theo Hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho sinh viên, học sinh, PrEP uống hằng ngày được sử dụng cho các nhóm đối tượng là những người có HIV âm tính và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bao gồm:
- MSM
- Người chuyển giới nữ
- Người tiêm chích ma túy
- Gái mại dâm và người quan hệ tình dục khác giới có nguy cơ cao
- Những người có vợ, chồng, bạn tình nhiễm HIV
Mô hình cung cấp dịch vụ PrEP cho học sinh và sinh viên
Cũng theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Mô hình điều trị PrEP cần đa dạng, phù hợp cho sinh viên và học sinh như mô hình cố định tại cơ sở y tế, mô hình lưu động gần các tụ điểm trường đại học, ký túc xá, mô hình khám bệnh từ xa.
Các quy trình triển khai và quy trình chuyên môn cung cấp dịch vụ PrEP theo Hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành.
Việc tiếp cận khách hàng là sinh viên học sinh tại các trường cũng cần linh hoạt như: Tiếp cận khách hàng đích, các trưởng nhóm cộng đồng chuyển giới (LGBT) của các trường, của các nhóm cộng đồng để giới thiệu dịch vụ PrEP và các dịch vụ khác.
Ưu tiên tiếp cận viên đồng đẳng ở trong trường để tiếp cận những sinh viên không bộc lộ xu hướng tính dục (“gay kín”) trong trường.
Các hoạt động tiếp cận khách hàng có thể được thực hiện thông qua các cuộc tổ chức sự kiện tại các trường như giới thiệu dịch vụ, đầu mối liên hệ của cơ sở cung cấp dịch vụ, cung cấp các thông tin sàng lọc nguy cơ cao đối với lây nhiễm HIV, STIs cho học sinh sinh viên, cung cấp các thông tin về cách tiếp cận dịch vụ PrEP trực tiếp, trực tuyến…
Việc cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên và học sinh cũng sẽ rất linh hoạt thuận tiện nhất là cho nhóm MSM là sinh viên dễ tiếp cận bao gồm: Cung cấp dịch vụ PrEP trực tiếp tại phòng khám, có thể đặt lịch khám qua nền tảng công nghệ thông tin;
Phối hợp cung cấp dịch vụ PrEP trực tiếp tại chỗ với tư vấn, sàng lọc nguy cơ nhiễm HIV, khám chuẩn bị điều trị qua hình thức PrEP online (địện thoại trao đổi trực tiếp, SMS, Zalo hoặc Zoom,…)
Trên đây là những thông tin liên quan đến biện pháp phòng ngừa hiv đối với học sinh mà Stcpharco đã tổng hợp được.
Có thể thấy việc phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân.
Học sinh, sinh viên cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.
Có thể bạn quan tâm:
[ GIẢI ĐÁP ] Trong Miệng Có Vị Ngọt: Nguyên Nhân Do Đâu?
[MÁCH BẠN] Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao
[GIẢI ĐÁP] Có Nên Sử Dụng Cao Dán Hút Mủ Áp Xe Không?
[ NGUYÊN NHÂN ] Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần