Biểu hiện đột quỵ rất đơn giản mọi người có thể nhận biết được các dấu hiệu của căn bệnh này thông qua quy tắc “FAST”.
Cùng Stcpharco tìm hiểu ý nghĩa của fast trong đột quỵ trong bài viết sau đây.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tình trạng mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất… hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não.
Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.
Cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não. Tận dụng từng giây từng phút.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.
Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh nhân đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ.
Ở người trẻ, bị đột quỵ do chảy máu não nhiều hơn so với người già vì người trẻ có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nhưng chủ quan không điều trị, không được kiểm soát bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra, người trẻ trước đó có các bất thường dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não vỡ gây xuất huyết não.
Từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo
1. Face – Gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng: để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng;
2. Arm – kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.
3. Speech – Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường.
4.Time – Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Ghi chú: khi đưa ra cụm từ viết tắt F.A.S.T. (tương ứng với mỗi dấu hiệu cảnh báo theo nghĩa tiếng Anh), ngoài mục đích giúp cộng đồng dễ nhớ thì nó còn có ý nghĩa trong tiếng Anh là NHANH CHÓNG
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ
- Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân
- Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt
- Đau đầu dữ dội – đau đầu đột ngột – đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng
- Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.
Xử trí khi gặp đột quỵ
- Việc đầu tiên cần làm là GỌI CẤP CỨU (115), nếu không gọi được thì hãy chỉ định một người cụ thể một người gần đấy nhờ họ làm việc đó.
- Đỡ người bệnh để họ không bị ngã, chấn thương.
- Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên, đầu hơi cao, móc hết đờm dãi cho bệnh nhân dễ thở.
- Nếu người bệnh khó thở, nới lỏng tất cả những đồ đạc bó chặt (khăn choàng, cà vạt,…). Khi bệnh nhân ngừng thở, hãy thực hiện Hồi sức tim phổi (CPR) NẾU ĐÃ ĐƯỢC HUẤN LUYỆN.
- Báo với nhân viên y tế những dấu hiệu của người bệnh và thời điểm xuất hiện, đặc biệt nếu người bệnh bị ngã hoặc bị đập đầu.
Trong lúc chờ cấp cứu bạn NÊN làm những việc sau:
- Dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị té ngã, chấn thương.
- Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30o
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân: tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mãn tính, để có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên 115 tới.
- Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 45o, móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân bị ngất, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo), bạn có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi bạn không biết cách làm.
Những việc bạn KHÔNG NÊN làm:
- Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân.
- Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay.
- Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
Các bác sĩ khuyến cáo, 3 giờ đầu sau đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi cao.
Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp… nếu thấy những dấu hiệu trên thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu về ý nghĩa của từ fast trong đột quỵ cũng như những cách xử trí khi gặp trường hợp đột quỵ.
Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ NGUYÊN NHÂN ] Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần
[ TÌM HIỂU ] Cách Ngủ Không Nhắm Mắt
[ TÌM HIỂU ] Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy: Những Điều Bạn Cần Biết
[ NGUYÊN NHÂN ] Nổi Hạch Ở Xương Sườn Trái