Hiện nay các loại ống kim tiêm do người nghiện chích ma túy vứt rải rác khắp nơi đang là mối hiểm họa tiềm ẩn đối với mọi người.
Hãy cùng Stcpharco tìm hiểu cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm trong bài viết sau đây.
Bị kim tiêm đâm và tình huống nên nghi ngờ nhiễm HIV
Trong trường hợp tình cờ bị kim tiêm đâm vào người khi đi ngoài đường, kim tiêm dưới ghế ở nơi công cộng, dẫm phải kim tiêm dính máu trong công viên hoặc bị tấn công bởi vật sắc nhọn nào đó trên đường phố, gây ra vết thương trên da, thì nên nghĩ đến khả năng phơi nhiễm HIV.
Rất nhiều người khi lâm vào những tình huống như vậy thì rất hoang mang, lo lắng không biết phải làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV, liệu mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV hay không.
Nếu chẳng may một người bị kim tiêm, vật sắc nhọn dính máu đâm phải, người đó xem như rơi vào tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị lây nhiễm HIV.
Như vậy, khâu xử lý ban đầu là rất quan trọng và bệnh nhân nghi nhiễm HIV cần được điều trị dự phòng phơi nhiễm càng sớm càng tốt.
Những kim tiêm và vật nhọn chích vào cơ thể là những tác nhân nguy hiểm có thể gây nên các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, uốn ván, HIV/AIDS….
Khi bị người lạ đâm kim, vật sắc nhọn thì người bị đâm xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị nhiễm HIV. Việc xử trí ban đầu là rất cần thiết và điều trịdự phòng phơi nhiễm là không thể bỏ qua.
Làm gì khi bị kim tiêm đâm?
Những thao tác cần làm ngay trước khi đến cơ sở y tế:
- Sử dụng những phương tiện sẵn có để tống máu, dịch tiết, ngoại vật ra khỏi vùng tiếp xúc.
- Có thể dùng nước sạch, xà phòng để rửa xung quanh.
- Sau khi làm sạch vết thương bằng xà phòng, tiếp tục lau khô và che phủ vết thương. Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương.
- Sử dụng những phương tiện sẵn có để tống máu, dịch tiết, ngoại vật ra khỏi vùng tiếp xúc. Có thể dùng nước sạch, xà phòng để rửa xung quanh.
- Sau khi làm sạch vết thương bằng xà phòng, tiếp tục lau khô và che phủ vết thương. Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô
- Rửa các vị trí khác bị máu hoặc các phần của kim tiêm bắn lên bằng nước. Nếu các phần của kim tiêm bắn lên mũi, miệng, mặt hay vùng da khác, rửa sạch bằng xà phòng.
- Lưu ý tuyệt đối không được nặn, bóp máu ra vì việc nặn, bóp ở vùng da bị tổn thương sẽ kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình virus HIV (nếu có) xâm nhập.
- Dùng cồn để rửa sát trùng vết thương đó. Không nên dùng những loại thuốc sát trùng mạnh làm cháy, bỏng da.
- Dùng băng gạc y tế hoặc băng cá nhân băng chỗ vết thương để bụi hoặc vi trùng không thâm nhập vào được. Nếu bị máu HIV bắn vào mắt hoặc mũi, miệng cần rửa các vùng này bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (nacl 0,9%) liên tục trong 5 phút. Nhớ chớp mắt, ngâm khịt mũi hoặc súc miệng liên tục khi rửa.
Trong lúc này bệnh nhân cần phải bình tĩnh để ghi nhận những đặc tính: vật gì gây thương tích, có máu hay không, vật nằm ở vị trí nào. Những thông tin này sẽ giúp các nhân viên y tế có hướng điều trị tiếp theo.
Cũng giống như mức độ nguy hiểm khi sơ cứu người lên cơn đau tim, trong bất kỳ tình huống bị tấn công bởi kim tiêm dù có dính máu HIV hay không, điều đầu tiên cần nhớ là thật bình tĩnh để xử trí đúng cách.
Dù kim tiêm chứa virus HIV thì các virus phải có thời gian mới xâm nhập được vào cơ thể. Hơn nữa điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm.
Chính vì thế không phải tất cả trường hợp bị kim tiêm đâm dính máu HIV đều dẫn đến lây nhiễm bệnh.
- Về khả năng tồn tại của virus trong đầu kim tiêm:
HIV có thể sống vài giờ đến khoảng 4 tuần sau đó nếu gặp những điều kiện thuận lợi như lượng máu còn trong kim, nhiệt độ, độ pH, ánh sáng và độ ẩm phù hợp.
Ở nhiệt độ trung bình của Việt Nam từ 27 đến 37°C, người ta không phát hiện sự tồn tại của HIV sau khoảng 7 ngày (theo một nghiên cứu đánh giá khả năng sống sót của virus này trong ống kim tiêm dưới những điều kiện khác nhau).
Trong truyền thông giảm tác hại của HIV, các nhà khoa học cũng lưu ý đến mốc thời gian 7 ngày, đồng thời đưa ra khái niệm “an toàn” cho kim tiêm và các trường hợp bị kim đâm.
Cụ thể, nếu bị đâm bởi kim mới: Quan sát thấy còn mới, đầu kim còn sáng (ánh kim), hay mới được sử dụng, kim tiêm ở các khu vực có người tiêm chích đang hoạt động, khả năng phơi nhiễm HIV được đặt ra.
Trái lại, nếu kim tiêm đã cũ: Đầu kim rỉ sét, bám rong rêu, bụi bẩn, ở các vùng không có người tiêm chích đang hoạt động, kim tiêm không có máu. Lúc này, nguy cơ lây nhiễm đã giảm đi rất nhiều, tạm được coi là an toàn.
Trường hợp của anh, kim tiêm đã bám rong rêu, chứng tỏ nó đã phơi mình trong môi trường rất lâu, khả năng lây nhiễm HIV đã gần như không còn. Khi đó, người bị đâm kim cần quan tâm đến nguy cơ uốn ván nhiều hơn là HIV.
Nguy cơ lây nhiễm HIV từ vết thương ra sao?
Khi đến cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được đánh giá khả năng lây nhiễm HIV từ vết thương. Nếu là tổn thương nông ở da, không gây chảy máu hoặc chảy máu ít, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV chỉ tiếp xúc đến vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét, thì nguy cơ lây nhiễm là tương đối thấp.
Riêng với trường hợp da bị tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn, thì nguy cơ lây nhiễm HIV là tương đối cao, cần phải xử trí nhanh và điều trị kịp thời.
Những xét nghiệm cần làm
Trước hết là xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có nhiễm HIV chưa. Có thể bắt đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên khi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính tức người bị nạn đã nhiễm HIV từ trước, thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.
Ngoài ra một số xét nghiệm cần thiết cho việc theo dõi điều trị như huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận cũng được làm.
Cần điều trị phơi nhiễm HIV ngay
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu và duy trì trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm.
Hiệu quả này giảm dần theo thời gian đến viện điều trị sau khi bị đâm. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt, không nên trễ quá thời gian cho phép là 72 giờ.
Hiện nay, các cơ sở y tế có điều trị phơi nhiễm sau bị nạn bao gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, các phòng khám ngoại trú HIV, các Bệnh viện có chuyên khoa nhiễm.
Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận điều trị phơi nhiễm 24/24, mỗi năm Bệnh viện tiếp nhận hàng ngàn trường hợp cấp cứu điều trị phơi nhiễm trong các tình huống khác nhau.
Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 28 ngày. Thuốc điều trị là thuốc uống, sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hi vọng với những thông tin Stcpharco chia sẻ về cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm và cách xử trí sẽ hữu ích với bạn.
Tóm lại, khi bị kim tiêm đâm cần bình tĩnh, xử lý đúng cách và uống thuốc đúng theo phác đồ thì rất ít khả năng bị nhiễm HIV, bạn cần giữ liên lạc với cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
[ TÌM HIỂU ] Ý Nghĩa Của Fast Trong Đột Quỵ Là Gì?
[THẮC MẮC] Nguyên Nhân Thai Lưu 8 Tuần Là Do Đâu?
[TÌM HIỂU] Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy: Những Điều Bạn Cần Biết
[ TÌM HIỂU ] Thuốc Cyclindox 100mg Trị Mụn