Bạn đang lo lắng không biết dấu hiệu nổi hạch ở xương sườn trái là biểu hiện của căn bệnh gì? Vậy hãy đọc bài viết sau đây của Stcpharco.
Hiện tượng nổi hạch ở xương sườn trái nguy hiểm hay không?
Một khối bất thường nghĩ là hạch (hay còn gọi là u) xuất hiện ở vùng xương sườn bên trái, nếu cứng và gồ rõ coi chừng là u xương, nếu mật độ chỉ chắc thôi thì có thể là u cơ, cấu trúc thuộc lá lách hay thận trái, ổ viêm nhiễm, u bã… nếu mật độ mềm thì có thể là nang, bướu mỡ…
Triệu chứng đau ngực, đau lưng có thể do khối u bất thường kia gây ra hoặc là bệnh lý đi kèm.
Nhưng nhìn chung, khi phát hiện khối bất thường nghi ngờ là u, bạn cần phải vào viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
BS cần phải thăm khám, xét nghiệm (như chụp phim, siêu âm, xét nghiệm máu…) để loại trừ bệnh lý ác tính (ung thư), xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Hạch và chức năng của hạch
Hạch là một tổ chức lympho phân bố rải rác tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như phủ tạng, ổ bụng, phần mềm dưới da.
Hạch đóng vai trò quan trọng trong phòng chống các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Hầu hết hạch là lành tính nhưng đôi khi là cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm.
Với các chức năng chính:
- Cân bằng lượng dịch của cơ thể.
- Hấp thu các chất béo.
- Bảo vệ cơ thể: Hạch và mô bạch huyết là nơi giam giữ và là mồ chôn của các tế bào nhiễm khuẩn, tế bào ung thư.
Nổi hạch là gì?
Hạch nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn và thường ở thể chìm, chỉ đến khi phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật hạch mới sưng to.
Hệ thống hạch có chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể có vai trò tiêu diệt các vi trùng, vi rút và tế bào lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Vì chức năng chính của hạch là sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nổi hạch là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể phát triển rải rác dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân, nách, cổ, bẹn,…
Chúng thường có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường có chất dịch bên trong, khi ấn vào các hạch sưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau.
Nổi hạch là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Vị trí sờ được trên thực tế gồm hạch vùng đầu mặt cổ, vùng nách hoặc vùng bẹn.
Trong đó, nổi hạch ở cổ, đầu, mặt là có thể dễ nhận biết ở nhiều vị trí: Nổi hạch sau tai hoặc trước tai, dọc theo cơ ở cổ (cơ này gọi là cơ ức đòn chũm, nối từ sau tai cho tới dọc xuống xương ức), dưới hàm hoặc trên xương đòn (hạch thượng đòn).
Các nổi hạch ở các vị trí này thì dễ nhận biết hơn cả. Bên cạnh những vị trí trên, nhiều trường hợp còn nổi hạch ở tay và chân hoặc vùng kín.
Ngoài ra, các hạch ở trong ổ bụng cũng có thể to. Điều này thường chỉ có thể thấy được dưới sự trợ giúp của phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Ví dụ như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,…
Cách phân biệt hạch lành tính và ác tính
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có thể dựa trên một số đặc tính sau để phân biệt hạch lành tính và ác tính:
- Kích thước: Hạch lành tính có kích thước chỉ khoảng vài mm đến dưới 1cm và ít có xu hướng to lên theo thời gian. Đối với hạch ác tính, kích thước hạch lớn, tăng nhanh dần theo thời gian, hạch xuất hiện thêm xuất hiện tại nhiều vị trí.
- Khả năng di động: Hạch lành tính có thể di động tốt, không dính vào các tổ chức xung quanh còn hạch ác tính kém di động hơn.
- Thời gian nổi hạch: Hạch lành tính thường biến mất sau vài ngày, nhiều nhất là 3-4 tuần. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu tình trạng hạch nổi kéo dài trên 1 tháng thì rất có thể bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mãn tính hay tiền ung thư.
- Bệnh lý đi kèm: Hạch lành tính xuất hiện khi có viêm nhiễm vùng lân cận, hạch nhỏ và lặn khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc.
Việc phân biệt hạch lành tính và hạch ác tính không phải ai cũng nắm rõ bởi thực tế tính chất hạch có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.
Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nếu khi có triệu chứng hạch nổi bất thường không rõ nguyên nhân.
Tùy vị trí hạch nổi và kết quả khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi, siêu âm, chụp CT, sinh thiết tế bào…
Nổi hạch to cần quan tâm điều gì?
Khi nổi hạch, chắc hẳn một số người sẽ rất lo lắng. Một số đặc điểm của hạch có ý nghĩa gợi ý tình trạng của bạn. Hãy chú ý các yếu tố sau:
Nổi hạch ở những vị trí nào trên cơ thể?
Thường chú ý là ở vùng đầu mặt kể trên, vùng cổ, nổi hạch ở nách hay bẹn. Một hay nhiều vị trí. Vị trí của hạch khá quan trọng trong một số trường hợp. Đặc biệt hạch trên xương đòn trái là một trong những nơi cần chú ý nhất.
Vì đây là nơi đổ về của hệ thống bạch mạch của các cơ quan tiêu hoá, các ung thư tiêu hoá đặc biệt là dạ dày có thể biểu hiện hạch thượng đòn trái to. Hạch này còn gọi là hạch Virchow.
Kích thước hạch
Kích cỡ của hạch là một trong những đặc điểm quan trọng nhất. Hạch càng to thì chỉ điểm bệnh lý ác tính các nhiều. Tốc độ thay đổi kích thước hạch là đặc điểm cần lưu ý không kém.
Tính chất khác của nổi hạch
Ngoài ra một số đặc điểm khác cần đánh giá. Tuy nhiên, người đánh giá vấn đề này chính xác nhất vẫn nên là bác sĩ của bạn:
- Bề mặt trơn láng hay sần sùi.
- Đau không.
- Hạch đơn độc hay dính chùm thành từng cụm.
- Khả năng di động tốt hay không.
- Có dính lấn vào cơ quan lận cận không.
- Loét, các tổn thương trên vùng da của nơi nổi hạch.
- Các triệu chứng đi kèm theo nổi hạch
Đây là có thể là chìa khoá của vấn đề. Thật ra có rất rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi hạch.
Do đó, chẩn đoán phụ thuộc khá nhiều vào các đặc điểm của các triệu chứng đi kèm.
Hãy lưu ý các dấu hiệu sau:
- Sụt cân, đặc biệt là khi đang không theo chế độ ăn nào đặc biệt. Có thể có kèm theo chán ăn.
- Nôn ói nhiều và liên tục.
- Không đi tiêu được, không “xì hơi” được. Tiêu máu, tiêu phân đen,…
- Bụng chướng
- Sốt, sốt cao trong ngày hay sốt nhè nhẹ liên tục hoặc sốt về chiều.
- Vã mồ hôi về đêm.
- Ho, ho khan hoặc ho có đàm.
- Đau họng, đau răng, cảm cúm đang có hoặc trước đó.
- Đau nhức xương.
- Nổi chấm đỏ trên da.
Trên đây chỉ liệt kê một số ít triệu chứng nổi bật cần lưu ý. Bất gì các triệu chứng khác bất thường khi nổi hạch cũng cần được ghi nhận và thông báo cho bác sĩ điều trị khi bạn đi khám nhé.
Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý bệnh nhân đang mắc, đã từng mắc và thuốc đang sử dụng cũng cần cần được lưu tâm.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc về hiện tượng nổi hạch ở xương sườn trái.
Stcpharco khuyên bạn hãy đến bác sĩ để được khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[ MÁCH BẠN ] Slogan Hiến Máu Ý Nghĩa
[ NGUYÊN NHÂN ] Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần
[ TÌM HIỂU ] Bà Bầu Đau Đẻ Dưới Nước
[ TÌM HIỂU ] Cách Nhận Biết Khi Bị Kim Tiêm Đâm Và Cách Xử Trí