Hãy cùng Stcpharco tham khảo gợi ý những bữa sáng cho người sỏi thận sau đây để có những bữa ăn thú vị mà vẫn tốt cho sức khỏe nhé!
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là hiện tượng bệnh lý xuất hiện khi các muối và chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu.
Các chất lắng cặn kết tinh lại với nhau để tạo thành các tinh thể muối khoáng được gọi là sỏi (hay sạn), mà chủ yếu là các tinh thể Canxi.
Các trường hợp sỏi nhỏ thường được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và không gây đau. Bệnh nhân thường đau đớn khi gặp phải các trường hợp sỏi lớn và chúng di chuyển từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang, gây tổn thương đường tiết niệu người bệnh.
Đây là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở các quốc gia vùng nhiệt đới như ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 10% nam giới và 5% nữ giới sẽ gặp phải bệnh lý này trước 70 tuổi. Bệnh này còn có nguy cơ cao tái phát ở người có tiền sử mắc bệnh trước đó.
Các loại sỏi thận
- Sỏi canxi: Là loại phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi 20 – 30 tuổi và có khả năng tái phát cao. Canxi có thể kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat để tạo thành những tinh thể muối lắng cặn tạo thành sỏi. Trong đó muối canxi oxalat là phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa oxalat.
- Sỏi axit uric: Do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Loại này thường liên quan đến bệnh gout, vì thế xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
- Sỏi cystin: Gặp ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn xystin (xystin niệu) di truyền.
- Sỏi struvite: Thường gặp ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu. Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
- Sỏi phosphat: chủ yếu là sỏi Amoni magie photphat có kích thước lớn, chủ yếu do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.
Những thói quen hằng ngày hại thận, dễ tạo sỏi
Lười uống nước
Dân văn phòng thường ngại phải di chuyển hay rời khỏi chiếc bàn làm việc của mình nên thường ngại phải uống nước.
Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể trong một thời gian dài sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể trong đó có thận. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.
Bởi uống ít nước khiến hệ tiết niệu ít việc làm, lượng nước tiểu lưu cữ trong hệ tiết niệu thường đậm đặc và là môi trường thuận lới để chất lắng đọng tăng lên và lâu dần sẽ hình thành nên những viên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Lười vận động
Do đặc thù công việc phải ngồi phải ngồi bàn giấy làm việc liên tục nhiều giờ khiến dân văn phòng thường ít vận động, không chịu thay đổi tư thế làm việc… khiến sỏi thận có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Lười vận động khiến thận làm việc kém năng động hơn, ảnh hưởng đến việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.
Ngoài ra, thói quen xấu này cũng khiến cơ thể kém hấp thu canxi và tạo điều kiện thuận lợi để lượng canxi bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn và lắng đọng thành sỏi.
Không ăn sáng đều đặn
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng giúp nạp năng lượng cho một ngày làm việc và giúp phòng tránh nhiều bệnh.
Có nhiều người vội đi làm không kịp ăn sáng, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Hoặc do công việc bận rộn và thời gian khá eo hẹp hoặc nhiều lý do khác nên nhiều người quên luôn bữa sáng của mình.
Thiếu bữa sáng khiến lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu trầm trọng, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân của nhiều bệnh lý trong đó có sỏi thận.
Sau giấc ngủ đêm dài thì cơ thể sẽ cần bổ sung năng lượng để bắt đầu cho ngày mới. Vào buổi sáng thì túi mật sẽ có chức năng bài tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn.
Tuy nhiên, nếu không gặp thức ăn để tiêu hóa thì dịch mật ở trong túi mật lâu dần sẽ tạo ra chất cholesterol và dễ hình thành nên sỏi thận.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế phân tích và thống kê được: Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và có tác dụng giúp ngăn ngừa được rất nhiều bệnh trong đó có bệnh sỏi thận.
Thói quen nhịn tiểu
Những người làm việc văn phòng mắc phải thói quen rất xấu đó là nhịn tiểu. Vì quá bận mà mọi người thường cố nhịn để làm cho xong, hoặc ngại việc thường xuyên phải đứng dậy đi vệ sinh giữa chốn văn phòng.
Nhịn tiểu khiến cho các khoáng chất trong nước tiểu có thời gian để lắng đọng và kết tinh tạo sỏi. Đồng thời, nhịn tiểu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dễ hình thành sỏi.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Theo quan điểm của các bác sĩ trên thế giới, bệnh sỏi thận có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lí.
Theo tính chất công việc, nên dân văn phòng thường ít về nhà và tự nấu ăn bữa trưa, vì thế chỉ có thể ăn thức ăn nấu ngoài nên khó kiểm soát được chế độ ăn.
Nếu thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều thịt hoặc ăn quá nhiều rau là những nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi thận.
Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ… Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.
Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận ngay từ sớm
Một viên sỏi thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển bên trong thận hoặc đi vào ống niệu quản xuống bàng quang.
Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Đau: điển hình nhất là cơn đau quặn thận, đau dữ dội theo từng cơn ở hai bên hố thắt lưng ngay dưới xương sườn sau đó lan đến vùng bụng dưới và háng. Đau khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm thấy một tư thế nào thoải mái. Nếu sỏi nhỏ hoặc nằm ở trong bể thận thường gây đau âm ỉ.
- Đi tiểu ra máu: sỏi cọ xát gây chảy máu, nước tiểu hồng như màu nước rửa thịt, ít khi có máu cục.
- Tiểu buốt: đau rát mỗi lần đi tiểu.
- Tiểu rắt: tăng rõ rệt tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu thường ít.
- Nước tiểu đục, có màu sắc bất thường: có mủ trắng và mùi rất khó chịu, lúc này sỏi đã gây biến chứng nhiễm khuẩn.
- Các biểu hiện khác: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Người mắc bệnh sỏi thận thường do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn, nhiều thức ăn chứa axit oxalic, uống quá ít nước…, khiến thận lọc quá tải dẫn đến tích tụ nhiều chất khoáng, cặn bã, hình thành sỏi ở thận.
Thế nên, quan trọng nhất xây dựng lại chế độ ăn uống cho bệnh nhân dựa theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Hạn chế ăn quá mặn, nhiều muối hay ăn nhiều đường, đồ ngọt
- Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, kali
- Cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin
- Uống nhiều nước hơn, đặc biệt vào trời nắng nóng hoặc sau khi tập thể dục
Các loại thực phẩm hữu ích hỗ trợ điều trị người bị sỏi thận
Thực phẩm chứa nhiều canxi
Một sai lầm trong điều trị sỏi thận đó chính là việc hạn chế hấp thụ canxi cho cơ thể.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị sỏi thận, nếu kiêng hoàn toàn canxi thì không những không thể hạn chế quá trình phát triển của bệnh mà còn gây mất cân bằng trong cơ thể, gây nguy cơ loãng xương, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, gia tăng khả năng tạo sỏi thận.
Chính vì vậy, trong thực đơn hàng ngày của người bị sỏi thận vẫn nên đưa các thực phẩm bổ sung lượng canxi cần thiết, có thể từ phô mai, các loại hạt, sữa chua,…
Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (sữa, phomai)
Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800-1.300mg canxi).
Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.
Thực phẩm giàu vitamin (vitamin A, vitamin D, vitamin B6)
Đây là các loại vitamin có lợi cho người bị sỏi thận, chẳng hạn như vitamin D sẽ giúp cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, vitamin B6 có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat, còn vitamin A sẽ có tác dụng điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, hạn chế sự hình thành sỏi thận.
Bạn có thể bổ sung các loại vitamin này qua các thực phẩm thường ngày, ví dụ như vitamin D sẽ có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, cá biển, sữa,… Vitamin A thì lại có nhiều trong các loại rau củ như khoai lang, diếp cá, cà rốt,…
Đồng thời trong các loại hạt, trái cây, cám và gạo nguyên cám thì cũng rất giàu vitamin B6. Dựa vào đó có thể thay đổi thực đơn hàng ngày để làm phong phú thêm bữa ăn cho bệnh nhân.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Một số thực phẩm giàu chất xơ bệnh nhân sỏi thận nên ăn là: cần tây, bắp cải, rau lưng, bông cải xanh,…
Bổ sung các loại trái cây
Trái cây họ cam, quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C, đã được chứng minh là có thể giảm khả năng hình thành oxalat, đồng thời làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật (thành phần chủ yếu gây ra sỏi).
Nước lọc
Đây là loại nước tốt nhất, việc giữ đủ nước cho cơ thể sẽ giữ cho nước tiểu của bạn loãng, điều này làm cho sỏi khó hình thành hơn. Hơn hết uống nhiều nước tránh bị sỏi thận, giúp tống ra ngoài những viên sỏi nhỏ (nếu có).
Nên việc uống nước rất quan trọng và cần thiết với người bị sỏi thận. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, có thể chia thành nhiều lần trong ngày.
Sử dụng công thức sau để tính được số nước bạn cần phải uống: Cân nặng x 40 = Số nước cần uống trong ngày
Kiểm tra màu nước tiểu trắng trong chứng bỏ bạn đã uống đủ nước, nếu màu vàng sẫm thì bạn cần phải bổ sung thêm.
Một số loại nước trái cây
Bên cạnh nước lọc tinh khiết, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như:
- Nước chanh: chứa chất citrate, giúp hòa tan sỏi thận
- Trà lựu: giảm hàm lượng axit trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc
- Nước ép nho: chứa chất chống oxy hóa, đào thải độc tố
- Trà gừng: kháng khuẩn, chống viêm
- Trà húng quế: chứa axit axetic, giúp phá hủy sỏi thận
- Nước cam ép: chứa citrate, ngăn chặn sỏi
Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?
Hạn chế muối, đường
Bánh kẹo, đồ ngọt, đường chứa fructose và sucrose rất cao, chính là yếu tố gây ra sỏi thận và dẫn đến tiểu đường. Nó còn có khả năng làm tăng gốc oxalate nên cần hạn chế tối đa đường trong chế độ ăn uống.
Muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, chính là tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến tình trạng suy thận.
Người bệnh nên ăn tối đa 3gr muối/ngày, ăn nhạt, ít muối trong thức ăn sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị và tránh gây biến chứng về sau.
Protein động vật
Nguồn protein dồi dào từ thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, tôm,…làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu gây tạo sỏi uric – loại sỏi phổ biến thứ 2, chỉ xếp sau sỏi canxi oxalat. Ngoài ra, ăn nhiều thịt cũng làm tăng độ acid của nước tiểu khiến sỏi dễ hình thành và phát triển nhanh hơn..
Để ngăn ngừa sỏi thận, thay vì ăn quá nhiều thịt cá, bạn nên sử dụng protein thực vật để thay thế. Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo để đưa vào bữa ăn hàng ngày là: các loại đậu (xanh, đen, đỏ, trắng), đậu hà lan, ngũ cốc nguyên hạt,… tổng lượng đạm trung bình là khoảng 150 gram/ngày.
Hạn chế nước ngọt, cà phê
Không uống nhiều nước ngọt, nước có ga, cà phê, trà quá đậm… vì những loại đồ uống này dễ làm kết tủa và hình thành sỏi thận.
Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn
Nam giới thường có thói quen uống nhiều rượu bia. Không chỉ có gan mà thận cũng bị đe dọa nghiêm trọng nếu lượng bia dung nạp vào cơ thể quá nhiều, thận sẽ phải hoạt động liên tục để thải độc. Lượng tối đa mỗi ngày là 25ml rượu 40 độ hoặc 88ml rượu 12 độ hoặc 220ml bia 4 – 5 độ.
Công thức bữa sáng cho người sỏi thận ăn ngon, sống khỏe
Ngũ cốc ít oxalat với quả việt quất và sữa
- Nguyên liệu cần có: 1 cốc ngũ cốc + 1/2 cốc sữa + 1/2 cốc quả việt quất.
Một số loại ngũ cốc đóng gói sẵn của các thương hiệu nổi tiếng có chứa ít oxalat là lựa chọn thích hợp để làm bữa sáng cho người sỏi thận.
- Cách thực hiện:
Để bổ sung thêm chất xơ và canxi vừa đủ cho người bị sỏi thận, ngũ cốc thường được kết hợp với sữa và một số loại quả mọng như việt quất hay dâu tây. Đây sẽ là công thức cho bữa sáng tương đối đủ dưỡng chất lại tiện lợi cho người bị sỏi thận.
Yến mạch qua đêm
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: ½ cốc yến mạch khô + ½ cốc sữa + ⅓ cốc sữa chua + 1 thìa hạt lanh + ½ thìa vani + 2 thìa mật ong + 2 thìa quả nam việt quất + 2 thìa hạt hồ đào.
- Cách thực hiện:
Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau để tủ lạnh qua đêm là bạn đã có một bữa ăn sáng dễ ít oxalat, ngon và bổ dưỡng.
Lưu ý trong công thức này có thể thay hạt bồ đào, hạt lanh bằng các loại hạt khác nhưng cũng chỉ nên chọn các loại chứa ít oxalat tương tự hai loại hạt này nhé!
Công thức bánh kếp ít muối và trái cây ít oxalat
- Nguyên liệu cần có: 2 bánh kếp + 1/2 quả chuối
Bánh kếp là một món bánh cho bữa sáng quen thuộc với nhiều người nhưng các loại bánh kếp làm sẵn có chứa quá nhiều muối và không phải là một lựa chọn hợp lý để làm bữa sáng cho người sỏi thận.
Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn loại bánh này, hãy tìm kiếm công thức tự làm chúng tại nhà với phiên bản được điều chỉnh giảm muối và đường (nhiều nhất là 2 thìa canh). Để tăng thêm hương vị cho món bánh kếp, bạn có thể ăn kèm với các loại hoa quả hay rau ít oxalat nhé!
Bánh mì nướng bơ
- Nguyên liệu cần có: 1 lát bánh mì trắng/bánh mì lúa mì nguyên cám + ¼ quả bơ + mật ong + 2 thìa quả hồ trăn. Lưu ý rằng nếu dùng bánh mì từ lúa mì nguyên cám sẽ chứa nhiều oxalat hơn nhé!
- Cách thực hiện:
Đơn giản là bạn nghiền nhỏ ¼ quả bơ và phết lên mặt bánh mì và nướng chín, thêm mật ong và quả hồ trăn hay các loại hạt ít oxalat khác tùy thích.
Mặc dù được “gắn mác” là một loại quả chứa nhiều oxalat nhưng xét trong khẩu phần này, ¼ quả bơ chỉ chứa khoảng 5mg. Đây được xem một lượng oxalat nằm trong mức an toàn.
Sữa chua trái cây và granola
- Nguyên liệu cần có: 3/4 cốc sữa chua + 1/2 cốc dâu tây
Công thức bữa sáng này dường như đã rất quen thuộc với nhiều người nhưng lưu ý hãy sử dụng các loại sữa chua ít béo hoặc không béo và ít đường.
Thay vào đó để tạo độ ngọt có thể dùng một số loại trái cây ít oxalat như dâu tây quả việt quất, dứa tươi, đào, lê, nho, xoài hoặc chuối.
Sau cùng là thêm một ít granola lên (ưu tiên các loại granola ít đường và không có các loại hạt giàu oxalat như hạnh nhân).
Bài viết trên Stcpharco đã tổng hợp những kiến thức liên quan đến căn bệnh sỏi thận, cũng như gợi ý một số công thức bữa sáng cho người sỏi thận.
Hi vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn đọc. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
[ TÌM HIỂU ] Ý Nghĩa Của Fast Trong Đột Quỵ Là Gì?
[TÌM HIỂU] Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy: Những Điều Bạn Cần Biết
[ MÁCH BẠN ] Slogan Hiến Máu Ý Nghĩa
[ GIẢI ĐÁP ] Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn Là Do Đâu?