Xôi đã trở thành một món ăn dân dã và quen thuộc của nhiều người Việt Nam.
Thành phần chủ yếu của xôi là gạo nếp, đây là món ăn có thể thay cho thực phẩm chính (điển hình là cơm) và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bà bầu ăn xôi được không đã trở thành nỗi băn khoăn của nhiều người, bởi phụ nữ mang thai là đối tượng cần cảnh giác đối với việc lựa chọn thực phẩm.
Cùng Stcpharco tìm câu trả lời cho câu hỏi Bà bầu ăn xôi được không nhé!
TÌM CÂU TRẢ LỜI BÀ BẦU ĂN XÔI ĐƯỢC KHÔNG
1. Nguồn dinh dưỡng trong gạo nếp
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g gạo nếp có chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:
- 8,6g Protein
- 1,5g chất béo
- 0,4g chất xơ
- 1,2mg sắt
- 17mg Magie
- 32mg Canxi
- 1,100g Mangan
- 98g Phốt pho
- 2,2mg Kẽm
- 3g Natri
- 282mg Kali
- 280mg Đồng
- 0,14mg Vitamin B1
- 0,06mg Vitamin B2
- 2,4 mg Vitamin PP
Sau khi biết về thành phần dinh dưỡng trong xôi, vậy bà bầu ăn xôi được không? Các mẹ bầu cùng xem phần tiếp theo của bài viết.
2. Bà bầu ăn xôi được không?
Gạo nếp là một trong những thực phẩm thuộc nhóm lương thực thô, có tính ấm, nguồn dinh dưỡng phong phú.
Đồng thời gạo nếp có nhiều chức năng đối với sức khỏe như bổ ích khí, làm ấm dạ dày; tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa…
Với những ưu điểm như vậy liệu bà bầu ăn xôi được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo nếp sau khi được chế biến thành các món ăn sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu trong cơ thể như biếng ăn, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, đau chướng bụng.
Bên cạnh đó, xôi giàu canxi, phốt pho, magie, đây đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ và thai nhi.
Hơn nữa, xôi có tính ấm giúp làm dứt tiêu chảy, ích khí.
Do đó, xôi càng thích hợp trở thành một món ăn lý tưởng cho phụ nữ gặp tình trạng tỳ khí, hư nhược cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, điều mà các bà bầu nên chú ý, nếu đang bị ho, sốt, phổi bị nhiệt nội hoặc dạ dày tiêu hóa kém thì cần hạn chế lượng xôi nạp vào cơ thể.
3. Lợi ích khi bà bầu ăn xôi
– Bổ sung canxi:
Phụ nữ mang thai thường bị thiếu hụt canxi.
Tình trạng thiếu canxi nếu diễn ra trong thời gian dài hoặc với mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến nồng độ canxi trong máu của mẹ bị giảm thấp; dễ chuột rút bắp chân hoặc tê tay, tê chân.
Hơn nữa, còn dễ khiến mẹ bầu bị loãng xương, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra dễ gặp phải nguy cơ bị còi xương bẩm sinh.
Vậy bà bầu ăn xôi được không? Cứ 100g gạo nếp nấu xôi chứa khoảng 26mg Canxi.
Hàm lượng Canxi này rất hữu ích cho việc bổ sung canxi cho bà bầu.
Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên ăn xôi với mức độ hợp lý sẽ giúp làm giảm vấn đề loãng xương cho mẹ.
Đồng thời đảm bảo tốt cho thai nhi được sinh trưởng và phát triển toàn diện.
– Giảm tình trạng dạ dày và đường ruột hư hàn:
Xôi có tính ấm, điều này có thể xoa dịu chứng hư hàn dạ dày, đường ruột, bên cạnh đó còn có hiệu quả trong phòng ngừa chứng mệt mỏi trong thai kỳ.
– Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Bà bầu ăn xôi được không? Bồi bổ và làm ấm tỳ vị là một trong những chức năng của gạo nếp.
Do đó, nếu thường xuyên bị tiêu chảy, hoặc tỳ vị khí hư, bà bầu có thể tăng cường món xôi trong thực đơn ăn uống.
Xôi là món ăn không những có thể tạo cảm giác no mà còn giúp cho mẹ bầu giảm bớt những triệu chứng khó chịu khi mang thai.
4. Bà bầu ăn xôi cần lưu ý điều gì?
Đã biết bà bầu ăn xôi được không thì các mẹ bầu khi ăn xôi cũng cần lưu ý những điều sau:
– Chú ý tùy theo tình hình sức khỏe:
Dù là thực phẩm giúp tăng cường chức năng dạ dày và đường ruột.
Nhưng bên cạnh đó, xôi có tính hấp thụ nước và phình nở của nó khá nhiều dẫn đến gây khó tiêu nếu ăn quá nhiều.
Đối với những người bị tiểu đường thì không nên thêm đường vào xôi để tạo khẩu vị, hoặc những bà bầu có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn xôi.
– Chú ý liều lượng và cách phối hợp:
Mặc dù có tác dụng bổ ích khí, kiện tỳ vị nhưng không nên ăn quá nhiều xôi, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai – cơ thể đang có nhiều thay đổi.
Bà bầu chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa đủ.
Dù xôi nếp giúp bà bầu chống lợm giọng và làm giảm cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng xôi lại có hàm lượng tinh bột cao.
Nên bà bầu ăn xôi nhiều sẽ dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều xôi có thể gây gánh nặng cho dạ dày, ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bình thường.
Hơn nữa, xôi nếp có tính dẻo nên dễ gây cảm giác khó tiêu, nóng trong người, đầy bụng khiến bà bầu khó chịu.
Vậy nên, bà bầu nên ăn xôi có chừng mực chứ không nên coi xôi là món ăn hàng ngày.
Bên cạnh kiểm soát lượng thì việc ăn xôi kết hợp cùng các nguyên liệu kết hợp khác cũng nên chú ý.
Ví dụ: xôi và thịt gà là hai loại thực phẩm không nên kết hợp bởi dễ dẫn đến khó tiêu, hoặc ăn xôi cùng lòng trắng trứng hay táo cũng làm giảm đi giá trị dinh dưỡng.
Ngược lại, kết hợp xôi và đậu đỏ lại có tác dụng cải thiện chứng tỳ hư, tiêu chảy, phù thũng cho mẹ bầu rất tốt.
Hoặc ăn xôi cùng hạt sen giúp xương phát triển, có lợi cho cả bé và mẹ.
– Nên ăn xôi lúc nóng: Bà bầu ăn xôi có tốt không còn phụ thuộc vào việc xôi nóng hay nguội.
Xôi được nấu từ gạo nếp dưới trạng thái gia nhiệt nên các chuỗi tinh bột trong gạo nếp sẽ “nhão hóa” có lợi cho quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Trong khi đó, xôi để nguội lạnh sẽ cứng hơn lúc còn nóng, bà bầu ăn tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, hơn nữa còn có thể gây ra tiêu chảy.
– Chú ý khi lựa chọn gạo nếp để nấu xôi: Mẹ bầu ăn xôi được không?
Không nên chọn mua gạo nếp có quá nhiều hạt gãy, vụn. màu tối và nhiều tạp chất, khi ngửi thì không có hương thơm đặc trưng của mùi nếp.
Đây là gạo đã được bảo quản quá lâu và không đúng cách. Nếu chế biến xôi từ loại gạo này sẽ rất dễ gây biến chất, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.
5. Những bà bầu nào không nên ăn xôi
Tuy xôi là thực phẩm tốt cho bà bầu nhưng không phải bà bầu nào cũng nên ăn.
Những bà bầu thuộc đối tượng sau đây nên tránh ăn xôi:
– Bà bầu vừa sinh mổ. Việc ăn xôi sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và vết mổ.
– Bà bầu bị béo phì, tiểu đường, bị nóng trong. Xôi là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khi ăn kèm các thức ăn khác như thịt, giò, chả, ruốc,… sẽ là nguyên nhân khiến tăng cân nhanh.
– Bà bầu bị đau dạ dày. Trong xôi có chất Amylopectin, chất này là thành phần trong tinh bột, không hòa tan trong nước nên ăn xôi sẽ khiến quá trình tiêu hóa quá tải, dạ dày vì thế cũng phải làm việc nhiều hơn.
6. Bà bầu ăn hoa quả gì tốt
Đối với các bà bầu thì việc sử dụng bất kỳ món ăn nào cũng cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Bà bầu ăn gì tốt cho thai nhi là điều các mẹ rất quan tâm. Sau đây là một vài thắc mắc và Stcpharco sẽ giải đáp giúp bạn.
Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?: Vấn đề bà bầu ăn gì de tử cung mở nhanh là chủ để được nhiều sản phụ, nhất là những người chuẩn bị tới ngày sinh quan tâm.
Theo kinh nghiệm dân gian thì sau đây là những thực phẩm giúp cho tử cung mở nhanh:
Dứa: Nếu bạn đang băn khoăn bà bầu ăn thơm được không thì đây chính là câu trả lời.
Từ tuần thai thứ 39, bạn có thể ăn hoặc uống nước dứa 1-2 lần/tuần.
Trong dứa có chất Bromelain, chất này giúp tử cung trở nên mềm hơn, đồng thời sẽ kích thích tử cung co bóp, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, làm giảm đau đớn khi sinh.
Mè đen: Loại hạt này vừa là thực phẩm tốt cho làn da vừa có chức năng hỗ trợ tiêu hóa giúp sinh nở dễ dàng.
Từ tuần thứ 35 của thai kỳ, bạn có thể chế biến mè đen dưới dạng nấu chè, làm sữa, nấu cháo.
Rau khoai lang: Theo dân gian ăn rau khoai lang luộc trong 2 tuần cuối của thai kỳ giúp bà bầu chống được tình trạng táo bón, lợi sữa.
Hơn nữa còn giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh, dễ dàng hơn.
Bà bầu ăn pizza được không?: Để đảm bảo an toàn, khi ăn pizza các mẹ bầu nên ăn những pizza đã được nướng chín hoàn toàn, bên canh đó các topping cũng phải được dùng khi đang còn nóng.
Do đó, pizza cần phải được nướng ở nhiệt độ cao, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, giúp an toàn hơn cho cả mẹ bầu và thai nhi
Bà bầu ăn pate được không?: Pate là loại thực phẩm có thể được chế biến từ các loại thịt dễ bị hỏng, do đó pate có thể chứa vi khuẩn Listeria (kể cả pate được bảo quản trong tủ lạnh).
Do đó, các mẹ bầu không nên ăn pate và các loại thịt để đông lạnh.
Bà bầu ăn được măng cụt không?: Các mẹ bầu có thể ăn măng cụt trong cả thai kỳ, trong măng cụt chứa nhiều khoáng chất, vitamin, nhất là chất Folic dồi dào trong măng cụt giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai và dị tật bẩm sinh.
Dù vậy nhưng cũng không nên ăn quá nhiều măng cụt, trong măng cụt chứa nguồn Axit lactic cao, nên nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bà bầu ăn quả bòn bon được không?: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong quả bòn bon chứa nhiều vitamin B2, B1, A, B3, C chất xơ, đường và các khoáng chất như Fe, Ca và P. Bòn bon giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột.
Do vậy, bòn bon là loại quả rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn chuối được không?: Trong chuối chứa nhiều Axit folic- là chất cần thiết cho sự phát triển của não, tủy sống, dây thần kinh của thai nhi.
Nếu thiếu hụt axit này có thể dẫn đến các vấn đề như trẻ sinh non. Ngoài ra, chuối còn cung cấp chất sắt.
Bà bầu trong thai kỳ nếu ăn chuối với lượng vừa đủ sẽ giúp tăng hàm lượng sắt trong cơ thể, giảm các triệu chứng thiếu máu.
Bà bầu ăn hạt đác được không?: Các nghiên cứu chỉ ra rằng hạt đác chứa các thành phần dinh dưỡng như: chloride, acid lauric, magie, sắt, natri, photpho…
Lượng kali trong hạt đác cao gấp 2 lần trong chuối, và hàm lượng canxi dồi dào, do đó hạt đác thích hợp cho phụ nữ cần bổ sung các chất này trong thời gian thai kỳ.
Bên cạnh đó, hạt đác lành tính, ít calo và ít chất béo, giàu khoáng chất và vitamin nên các bà bầu ăn vào rất có lợi.
Bà bầu ăn lá tía tô được không?: Tía tô là nguồn thực phẩm giàu đường hòa tan, khoáng chất, vitamin, chất xơ.
Mùi thơm và dinh dưỡng của tía tô giúp bà bầu bổ khí, giải nhiệt.
Tía tô còn là một loại thuốc nam, phù hợp với bà bầu có thể trạng yếu, giúp trấn an tinh thần, cơ thể khỏe và sinh con thuận lợi hơn.
Bà bầu ăn bí xanh được không?: Theo Đông y, bí đao là loại thực vật có tính hàn, ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Bà bầu ăn bí xanh sẽ có các lợi ích như: nhuận tràng, lợi phế, dưỡng thai. Bí xanh còn được dùng để bài chế thành thuốc chữa sốt, phù nề, cảm nắng nên mẹ bầu không cần sử dụng thuốc tây.
Bà bầu ăn phô mai được không?: Thành phần trong phô mai chứa Protein, Canxi, Vitamin B12 và khoáng chất thiết yếu cho bà bầu, giúp xương chắc khỏe, phòng các bệnh về tim mạch.
Bà bầu ăn bún được không?: Bà bầu ăn được những loại bún không sử dụng các chất hóa học độc hại để giữ màu trắng và độ tươi.
Còn lại là các loại bún hàng, chợ, những loại bún sử dụng chất hóa học nhằm tẩy trắng thì các bà bầu tuyệt đối không sử dụng, do chúng có nguy cơ khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thậm chí gây sảy thai.
Bà bầu ăn lươn được không?: Lươn là thực phẩm giàu protein, ít chất béo, đặc biệt phù hợp cho phụ nữ bị suy nhược cơ thể khi mang thai, hỗ trợ điều hòa máu tăng cường chất dinh dưỡng.
Nhưng không nên ăn quá nhiều lươn, bởi sẽ dẫn đến khó tiêu.
Bà bầu ăn sương sâm được không?: Sương sâm hay còn có tên gọi khác là thạch lá cây, thạch xanh, là một món ăn giải khát tốt.
Bà bầu ăn sương sâm sẽ cung cấp nguồn chất xơ tuyệt vời, ngăn ngừa táo bón.
Bà bầu ăn dưa lê được không?: Trong quả lê chứa các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, B, C, magie, chất xơ, chất béo, Kali, Protein, Axit Folic…
Do đó, dưa lê không những lành tính đối với bà bầu mà còn rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn hải sản được không?: Tại Hoa Kỳ, cơ quan EPA và FDA khuyến nghị bà bầu nên ăn cá và hải sản hàng tuần.
Tuy nhiên chỉ nên ăn với một lượng vừa phải và được chế biến đúng cách. Ngoài ra, nên ăn từ từ để xem cơ thể có dị ứng hay không.
Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng hay nhạy cảm thì nên tránh ăn. Bởi thai nhi có phát triển hoàn thiện hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.
Bà bầu ăn lá giang được không?: Lá giang là loại thực phẩm lành tính nên các mẹ bầu có thể ăn lá giang bất cứ lúc nào.
Dù vây, cũng không nên ăn quá nhiều, ăn với lượng vừa phải và ăn từ 1-2 lần/tuần.
Bà bầu ăn lạc có tốt không?: Trong lạc có chứa rất nhiều Protein, omega 3, lipit và omega 6.
Đây là các dưỡng chất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi, giúp con sinh ra phát triển toàn diện về trí não và thể chất, tăng cường khả năng ghi nhớ, quan sát.
Bà bầu ăn dọc mùng được không?: Theo Đông y học, rau dọc mùng có tính bình và có tính độc nên cần phải thận trọng khi sử dụng.
Dọc mùng mang nhiều giá trị dược liệu như tiêu đàm, trị ghẻ lở, giảm đau, chữa phong thấp…
Khi chế biến dọc mùng thành các món ăn cần khéo léo kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau, tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu ăn bắp được không?: Các bà bầu nên ăn bắp được chế biến tự nhiên như luộc, hoặc các món như xôi bắp, chè bắp, súp bắp…
Tránh ăn bắp đóng hộp bởi trong chúng chứa nhiều muối, sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị phù, tăng huyết áp, tiền sản giật.
Bà bầu ăn xúc xích được không?: Xúc xích được làm chín kỹ và ăn lúc còn nóng sẽ không gây hại cho mẹ bầu.
Bà bầu ăn bí đỏ được không?: Bí đỏ là loại thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ và thiếu máu, hỗ trợ giảm stress và cung cấp chất kẽm trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
Bà bầu ăn su su được không?: Trong su su chứa nhiều vitamin B, C, K, magie, kali, chất xơ và các khoáng chất như Folate, tốt cho tim mạch, ngừa ung thu, hỗ trợ giảm táo bón, ngừa mụn, chống loãng xương.
Bà bầu ăn kem được không?: Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, kem được chế biến từ sữa tiệt trùng kết hợp với trứng qua nấu chín, trái cây, nên nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella thấp.
Vậy nên mẹ bầu vẫn có thể ăn kem.
Bà bầu ăn sứa được không?: Theo Đông y thì sứa được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết tiêu ứ, thanh nhiệt, hóa đàm, chống đầy bụng, khu phong, trị ho suyễn, chống viêm dạ dày, hạ huyết áp, nên các mẹ bầu có thể ăn sứa để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bà bầu ăn na được không?: Na là loại trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất cũng như Vitamin C, B, Protein, cùng các khoáng chất như Photpho, Canxi, có tác dụng tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ăn na thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu kích thích tuyến sữa, giảm các triệu chứng ốm nghén.
Bà bầu ăn giá được không?: Giá đỗ có tính mát và loại thực phẩm này chỉ tốt cho bà bầu khi sơ chế sạch và nấu chín.
Phụ nữ mang thai nên ăn chín, uống sôi và đặc biệt tránh ăn các loại rau sống để đảm bảo cho sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu ăn khoai sọ được không?: Khoai sọ chứa các chất dinh dưỡng như protein, canxi, lipid, kali, sắt, các loại vitamin B1, B2, C.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu ăn khoai sọ giúp cung cấp cho cơ thể dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai.
Bà bầu ăn lê được không? Lê có nguồn chất xơ dồi dào, có tác dụng rất tốt chống lại chứng táo bón khi mang thai
Một quả lê chứa khoảng 6 g chất xơ, trong đó gồm 2g pectin (một loại chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa).
Bà bầu ăn sung được không?: Sung là một loại quả giàu folate và omega-3, đây đều là những chất rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Hơn nữa, sung còn rất giàu canxi, do đó giúp củng cố hệ xương của bà bầu trong và sau khi mang thai.
Hàm lượng canxi dồi dào này còn tốt cho cả sự hình thành và phát triển của xương của thai nhi.
Bà bầu ăn nấm được không?: Nấm còn là một lựa chọn thực phẩm cần thiết cho thai kỳ giúp cung cấp cho thai nhi nhiều dưỡng chất quan trọng.
Chẳng hạn trong nấm rơm có chứa hàm lượng protein và chất xơ dồi dào, lại rất ít calo. 100g nấm mỡ chỉ có khoảng 20 calo.
Ngoài ra, các loại nấm khác ăn được cũng cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Bà bầu ăn tôm được không?: Trong tôm chứa các thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như protein, omega 3, selen, canxi, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Hàm lượng canxi cao có trong tôm có tác dụng rất tốt cho sự phát triển xương của thai nhi.
Bà bầu ăn dưa gang được không?: Dưa gang có tính mát, tính hàn và nhiều chất dinh dưỡng, được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất tốt cho những phụ nữ mang thai.
Dưa gang chứa rất nhiều nước, điều này giúp cơ thể bà bầu bổ sung thêm lượng nước cần thiết cho thai kỳ.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?: Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ khi mang thai khi ăn trứng vịt lộn sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Dù vậy, không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do trứng vịt lộn có chứa lượng cholesterol cao, gây các bệnh về béo phì, tim mạch, cao huyết áp.
Bà bầu ăn mắm tôm được không?: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu không nên ăn mắm tôm trong cả thai kỳ.
Nguyên nhân bởi mắm tôm được lên men sống, dễ nhiễm khuẩn, điều này không tốt với những bà bầu, dễ gây tiêu chảy, ảnh hưởng tới thai nhi.
Qua bài viết này, bên cạnh việc giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn xôi được không.
Stcpharco hy vọng những thông tin cung cấp thêm sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn không còn băn khoăn khi lựa chọn những loại thực phẩm dùng cho phụ nữ mang thai.
Có thể bạn quan tâm:
[ THẮC MẮC ] Có Nên Uống Nước Cam Buổi Tối Hay Không?
[ BẬT MÍ ] Uống Nước Quế Có Tác Dụng Gì? Mua Quế Ở Đâu Uy Tín?
[ GIẢI ĐÁP ] Hạt Nhãn Ngâm Rượu Có Độc Không?
[THẮC MẮC] Uống Rượu Soju Có Say Không?