Sữa Chỉ Nhỏ Giọt Không Thành Tia: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia là một trong những vấn đề thường gặp ở các mẹ sau sinh và đang cho con bú. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Stcpharco tìm hiểu trong bài viết này.

Nguyên nhân của sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia là do bị tắc tia sữa, tức là sữa bị ứ đọng ở ống dẫn sữa, trong khi sữa vẫn tiếp tục tiết ra khiến cho bầu ngực của các mẹ sưng lên, đau và căng tức khiến sữa không thể chảy ra ngoài được.

Tắc tia sữa có nhiều cấp độ từ thể nhẹ sang tắc tia sữa nặng. Nếu không biết cách trị tận gốc, tắc tia sữa nặng có thể làm bầu vú mưng mủ, hoại tử dẫn đến phải cắt bỏ cực kỳ nguy hiểm.

Các nguyên nhân chính dẫn đến việc tắc tia sữa có thể kể đến như sau:

  • Em bé bú mẹ không thường xuyên hoặc em bé bú quá ít.
  • Núm vú phẳng hoặc thụt vào bên trong làm cho em bé khi ti mẹ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng sữa không thể thoát ra ngoài gây ứ đọng và tắc tia sữa.
  • Em bé ngậm bắt vú mẹ không đúng cách làm nứt đầu vú (dân gian còn có tên gọi là nứt cổ gà), vi khuẩn theo đó xâm nhập vào gây viêm tắc tuyến sữa.
  • Do vệ sinh vú và núm vú của người mẹ trong quá trình cho con bú chưa đúng cách.
  • Do mẹ đã không vắt hết lượng sữa thừa còn lại sau khi cho bé bú.

Cách khắc phục sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Để khắc phục hiện tượng sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia, các mẹ cần phải xác định được cấp độ của tình trạng này và áp dụng các biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục theo từng cấp độ của tắc tia sữa:

Cấp độ 1: Từ 1-2 ngày đầu

Biểu hiện: Sau sinh, mẹ thấy bầu ngực căng tức nhưng em bé bú không có sữa chảy ra. Lúc này, mẹ phải dùng bằng tay để vắt nhưng sữa cũng chỉ chảy giọt mà sữa không thể bắn thành tia. Một số trường hợp, ngực mẹ như có cục u nhỏ li ti hoặc có sữa bị rỉ ra.

Thời gian phát hiện: Sau khi mẹ sinh em bé từ 2 đến 5 ngày.

Cách khắc phục: Mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị tại nhà như chườm ấm, massage nhẹ bầu ngực. Có thể áp dụng linh hoạt những bài thuốc dân gian như đắp lá mít, lá bắp cải hoặc uống lá đinh lăng hay lá bồ công anh. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé bú thường xuyên và đúng cách để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.

Cấp độ 2: Tắc tia sữa dẫn đến đau rát đầu ti

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Biểu hiện: đầu ti mẹ bị ửng đỏ và đau rát thường xuyên. Khi nắn vào bầu ngực cảm thấy có một số cục cứng ở quanh bầu.

Thời gian phát hiện: 3-5 ngày sau khi mẹ phát hiện bị tắc tia sữa giai đoạn 1

Cách khắc phục: Nếu sau khi sử dụng những phương pháp dân gian không hiệu quả. Mẹ nên tham khảo những sản phẩm lợi sữa cho bé. Bộ sản phẩm Betimum lợi sữa cũng là sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng cho mẹ có sữa nhanh từ 2-5 ngày sau khi sử dụng

Cấp độ 3: Viêm tắc chuyển sang có mủ

Biểu hiện: ở giai đoạn 3, mẹ bắt đầu gặp phải những cơn sốt từ 38-38,5 độ. Bên cạnh đó, bầu ngực viêm tắc bắt đầu chuyển sang có dịch mủ khi mẹ bóp nhẹ.

Thời gian phát hiện: Tùy vào sức khỏe của mẹ mà có thể bị sốt vào khoảng từ 5-7 ngày kể từ khi phát hiện bị tắc tia sữa.

Cách khắc phục : Trong giai đoạn này để điều trị mẹ vẫn có thể áp dụng kết hợp các biện pháp dân gian hay thực phẩm lợi sữa. Mẹ có thể phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để hết sốt và tránh trường hợp bệnh nặng hơn.

Cấp độ 4: Viêm tắc tia sữa nặng

Biểu hiện: Đến mức độ này, mẹ vẫn gặp phải các vấn đề đầu ti bị ửng đỏ, đau rát. Bầu ngực càng sưng to cứng hơn, bóp nhẹ có dịch mủ đặc. Những cơn sốt trở nặng hơn kèm đau đầu hoặc mất ngủ. Mẹ có cảm giác đau nhức tận sâu trong tuyến ngực, chỉ cần cử động nhẹ cánh tay cũng rất đau.

Thời gian phát hiện: bệnh trở nặng do bị lâu ngày nhưng chưa được điều trị kịp thời. Dựa theo sức khỏe của mẹ mà cấp độ 4 có thể xuất hiện từ 5-10 ngày kể từ khi bị tắc tia sữa

Cách khắc phục: Những biện pháp dân gian hay thực phẩm lợi sữa cũng không còn hiệu quả. Mẹ phải đi khám bác sĩ chuyên khoa và có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phần tuyến sữa bị hoại tử.

Cách phòng ngừa sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia

Để tránh gặp phải tình trạng sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia, các mẹ nên chú ý đến những điều sau:

  • Cho bé bú thường xuyên và đúng cách.

Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu của bé, không nên giới hạn thời gian bú của bé. Mẹ cũng nên đảm bảo bé ngậm bắt vú mẹ đầy đủ, không chỉ ngậm đầu vú mà còn phải ngậm cả phần areola (vùng da quanh núm vú). Mẹ có thể thay đổi tư thế bú của bé để kích thích các ống dẫn sữa khác nhau.

  • Vắt hết sữa sau khi cho bé bú.

Mẹ nên vắt hết lượng sữa thừa còn lại sau khi cho bé bú để tránh ứ đọng và tắc tia sữa. Mẹ có thể dùng tay hoặc máy hút sữa để vắt sữa. Nếu mẹ dùng máy hút sữa, mẹ nên chọn máy hút sữa có chế độ massage như máy hút sữa Spectra để giảm căng tức và kích thích tiết sữa.

  • Vệ sinh vú và núm vú sạch sẽ.

Mẹ nên rửa vú và núm vú bằng nước ấm trước và sau khi cho bé bú để loại bỏ vi khuẩn và các chất dơ bẩn. Mẹ cũng nên thay áo lót ngực thường xuyên và chọn loại áo lót ngực thoáng khí, không quá chật hoặc rộng.

  • Chăm sóc da vùng ngực.

Mẹ nên dưỡng ẩm da vùng ngực để tránh khô ráp, nứt nẻ. Mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem chống rạn da cho mẹ sau sinh. Mẹ cũng nên tránh xước hay làm tổn thương da vùng ngực khi vệ sinh hay massage.

  • Ăn uống cân đối, đủ dinh dưỡng.

Mẹ nên ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất để duy trì lượng sữa và chất lượng sữa tốt. Một số loại thực phẩm lợi sữa mà mẹ có thể ăn như là rau lá xanh, hạt sen, hạnh nhân, yến mạch, cá hồi, trứng… Mẹ cũng nên uống đủ nước (khoảng 2-3 lít mỗi ngày) để giúp tiết sữa dễ dàng hơn.

Kết luận

Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia là một hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ sau sinh và đang cho con bú. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bị tắc tia sữa do nhiều yếu tố khác nhau.

Stcpharco hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe của mình và bé yêu. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.