[ GIẢI ĐÁP ] Cây Tre Có Quả Không Và Có Hình Dáng Gì?

Cây tre có quả không? Hãy cùng Stcpharco đi tìm câu trả lời cho điều này nhé!

Tre là một loài cây vô cùng gần gũi, quen thuộc, nó gắn liền với những câu chuyện, sự tích, câu ca dao, tục ngữ của người Việt Nam. 

Hình ảnh những rặng tre, bờ tre không thể thiếu khi nhắc đến những làng quê Việt Nam. 

Dẫu vậy, khi nhắc tới hoa tre hay quả tre thì nhiều người đều đặt ra câu hỏi liệu cây tre có hoa không

Cây tre có quả không? Hãy cùng Stcpharco đi tìm câu trả lời cho điều này nhé!

Cây tre có quả không
Cây tre có quả không

Giải Đáp Thắc Mắc Cây Tre Có Quả Không

1. Cây tre và ý nghĩa đẹp đẽ của của cây tre

Cây tre có quả không
Cây tre có quả không

Cây tre tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, câu tre là Bamboo. 

Là loại cây thuộc nhóm thực vật thân xanh, thẳng, thân tre phân thành nhiều đốt có các mấu mắt, ruột bên trong rỗng. 

Lá tre thon dài, nhỏ, thuôn nhọn về phía đầu, cạnh sắc. Tre là một loài cây rất dễ sống và mọc thành từng quần thể, nên hay gọi là bụi tre, bờ tre. 

Cây tre có tác dụng gì? Cây tre đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam từ hàng ngàn năm nay.

Từ các đồ vật gia dụng trong nhà (cột, kèo, rào), đũa, rổ rá, máng nước hay các vật dụng nông nghiệp như cán cuốc, cán xẻng, gầu. 

Bên cạnh đó, cây tre non (hay còn gọi là măng tre) được chế biến làm thức ăn rất ngon, còn tre khô kể cả rễ cũng được tận dụng để làm củi đun. 

Trong thời chiến tranh, tre còn được sử dụng để làm vũ khí rất lợi hại như gậy, cung tên, chông tre. 

Hơn nữa, tre còn được dùng là nguyên liệu cho nhiều vị thuốc quý, được sử dụng để chữa được các loại bệnh khác nhau.

Cây tre mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ. Theo quan niệm người Á Đông, tre là biểu tượng của người quân tử. 

Lý do bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, lòng rỗng ví như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm vật chất, quyền uy. 

Và cũng như một người quân tử, cây tre chết đứng chứ không rũ hay đổ xuống như nhiều loài cây khác, quả thực là một hình ảnh hiên ngang giữa đất trời.

Trong thuật phong thủy, cây tre được coi là biểu tượng cho tính kiên cường, trường thọ, không khuất phục trước khó khăn, nghịch cảnh, luôn thẳng thắn đối mặt với sóng gió cuộc đời. 

Hơn nữa, tre còn là biểu tượng của hạnh phúc, tình yêu và tài lộc. 

Bởi thế mà vào ngày Tết cổ truyền, theo tục lệ, nhiều gia đình mua cây tre tươi về để làm câu nêu, ý nghĩa để xua đuổi ma quỷ, cầu mong cho những điều tốt lành. 

Một cây tre giá bao nhiêu? Một cây tre đã qua xử lý có mức giá từ hàng chục đến hàng trăm nghìn một cây tùy thuộc vào độ dài, bán kính thân. 

Mang một nét khá cổ kính nên tre cũng thường được sử dụng để trang trí nội thất trong gia đình hoặc văn phòng làm việc, công sở,…

2. Cây tre có quả không?

Cây tre có quả không
Cây tre có quả không

Theo các nhà khoa học đã phát hiện thì ở Việt Nam hiện có hơn 194 loài tre thuộc 26 chi, và không phải loài tre nào cũng có hoa, có quả, mà chỉ cho tre lê (tên khoa học là Melocanna baccifera) mới có quả mà thôi. Điều đặc biệt nằm ở chu kỳ ra đơm hoa kết quả của loài cây này. 

Phải mất từ 10-15 năm tre mới nở hoa 1 lần, và mất tới 60-100 năm tiếp theo thì chúng mới tạo ra quả. 

Chưa kể, trong quá trình hình thành quả cây tre có thể bị rơi rụng hoặc bị những động vật khác ăn mất

Tre lê thường phát triển tới chiều cao hơn. Quả tre lê trưởng thành thường có đường kính khoảng 7 cm, hình quả lê, vỏ ngoài cứng như vỏ tre, bên trong có thịt dày. 

Do đây là loại quả có số lượng hạn chế nên giá thành của chúng ngoài thị trường rất cao, có thông tin cho rằng tại Trung Quốc.

Mỗi quả tre này có giá khoảng 800 tệ, tương đương 2.700.000 VNĐ. 

Đến đây chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho việc cây tre có quả không rồi nhé! Vậy còn hoa tre thì sao?

Hoa cây tre khi nở sẽ kết thành từng chùm và có màu vàng nhạt. Cây tre nở hoa được coi là hiện tượng khá thú vị và hiếm gặp trong giới thực vật. 

Mỗi ngày một cây tre đang trưởng thành có thể cao thêm 10cm, là loài cây có tốc độ phát triển nhanh nhất, trái ngược với thân tre thì hoa tre lại ra hoa chậm nhất thế giới. 

Với khoảng thời gian dài như vậy, nên nhiều người cả đời không biết đến quả cây tre cũng không phải chuyện bất ngờ.

Tuy nhiên, một điều vô cùng đặc biệt đó là, thời điểm tre ra quả là sự báo hiệu cây tre đó chuẩn bị “kết thúc” quãng đời của nó. 

Sau khi ra quả, những cây tre này sẽ khô kiệt và tàn úa, không thể nào hồi sinh lại. 

Nhận định về điều này, nhiều người cho rằng cây tre đã mất đi một lượng năng lượng khổng lồ sau một thời gian dài dốc sức cho quá trình sinh sản, chúng chết và nhường chỗ lại cho các cây con. 

Bởi vậy mà có câu “tre già măng mọc”.

Điều tiếp theo cũng rất đặc biệt, đó là hiện tượng “trổ hoa theo bầy” chỉ có ở loài tre. 

Hiện tượng này tức là nếu các cây tre được nhân giống từ cùng một cây mẹ, thì khi đến độ nở hoa, tất cả chúng sẽ đồng loạt nở mà không phân biệt vị trí địa lý hay khí hậu, dù cho 60 – 100 năm mới nở một lần. 

Lý giải cho điều này thì nguyên nhân là do những cây tre con sinh ra từ cây tre mẹ đều có cấu trúc gen tương tự nhau. 

Do vậy khi một cây tre ở Bắc Mỹ nở hoa thì những cây ở châu Á cũng đồng loạt nở hoa trong khoảng thời gian tương tự. 

3. Cây tre và những câu chuyện xoay quanh

Cây tre có quả không
Cây tre có quả không

Nếu như nhiều người vẫn còn tò mò việc cây tre có quả không và mong muốn được nhìn thấy quả cây tre một lần trong đời thi ở nhiều nơi trên thế giới quan niệm rằng việc tre ra hoa kết trái là điềm gở, báo hiệu cho những tai họa. 

Ở bang Mizoram vùng Đông Bắc Ấn Độ ghi nhận hiện tượng mỗi khi tre nở hoa, ra quả là địa phương phải gánh chịu thảm họa về nạn đói và dịch bệnh. 

Cụ thể vào tháng 10/1958, chính phủ Ấn Độ khi đó đã từ chối viện trợ tài chính của quận Mizoram, khi quận này cho rằng tre nở hoa sẽ làm đại dịch chuột xuất hiện. 

Hệ quả là vào năm 1959, khu vực này trải qua nạn đói cùng hạn hán nghiêm trọng, làm nhiều người dân chết đói.

Tương tự tại Trung Quốc, mùa xuân năm 1976, tại huyện Văn thuộc tỉnh Cam Túc và huyện Vũ Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến.

Sau khi nhiều khu vực rộng lớn trồng tre đột nhiên ra hoa, kết trái và sau đó tre chết hàng loạt kéo theo rất nhiều gấu trúc bị chết đói vì thiếu thức ăn.

Những điều này sau đó đã được lý giải, nguyên nhân bắt nguồn từ đặc tính của tre:

Thứ nhất, đặc trưng của tre là “trổ hoa theo bầy”, chúng cùng đơm hoa kết quả tại một thời điểm, đồng thời sau đó đều sẽ tàn lụi hàng loạt, dẫn đến các loài động vật ăn tre như Gấu Trúc không còn đủ thức ăn để sinh tồn. 

Thứ hai, quả cây tre thu hút rất nhiều các loài chim chốc, gặm nhấm, điển hình là chuột. 

Trước nguồn thức ăn khoái khẩu này, chuột không ngừng sinh sản và kéo bầy băng rừng, qua suối để tiến tới những vườn tre tìm kiếm thức ăn.

Ăn hết tre thì chúng sẽ chuyển sang ăn các loài cây trồng khác. 

Đồng thời, chim, chuột là những loài động vật mang nhiều bệnh truyền nhiễm, con người vì thế dễ bị tấn công bởi các căn bệnh này. 

Do vậy, khó tránh khỏi những thảm họa sau mỗi lần tre ra quả. 

Hi vọng qua bài viết này, Stcpharco đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liệu cây tre có quả không

Xoay quanh các câu chuyện liên quan đến việc cây tre ra hoa kết quả, dẫu vậy tre trong quan niệm người Việt Nam luôn là hình ảnh thân thuộc.

Cây tre gắn bó qua nhiều đời, nhiều thế hệ, tượng trưng cho những ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ.

Có thể bạn quan tâm:

[ TÌM HIỂU ] Dầu Hào Để Làm Gì?

[ TÌM HIỂU ] Rau Chạy Chữa Bệnh Gì?

[TÌM HIỂU] Ăn Thịt Chó Kiêng Gì?

[TÌM HIỂU] Cà Tím Có Độc Không?