Hoành thánh được biết đến là một món ăn gốc Hoa, được chế biến thành nhiều món ăn, trở nên quen thuộc với người Việt và được mọi người yêu thích bởi hương vị đặc trưng.
Trong bài viết này Stcpharco sẽ gợi ý cho bạn cách nấu hoành thánh khô đơn giản mà vẫn chuẩn vị nhé!
CÁCH NẤU HOÀNH THÁNH KHÔ ĐƠN GIẢN
1. Lá hoành thánh khô mua ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua lá hoành thánh khô tại chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa.
Khi mua cần chú ý kiểm tra lá hoành thánh có bị bể nát hay mốc không.
Hoặc hiện nay trên các trang thương mại điện tử cũng có bán là hoành thánh khô, bạn nên chọn nơi có thương hiệu uy tín để mua.
2. Các cách nấu hoành thánh khô
Cách nấu hoành thánh khô rất đa dạng. Bạn có thể luộc, chiên hay hấp tùy sở thích.
Đối với hoành thánh luộc: Bạn đun một nồi nước, khi nước sôi bạn cho hoành thánh vào.
Chú ý bạn nên cho từ từ hoành thánh, không cho quá nhiều cùng một lúc, bởi miếng làm hoành thánh có thành phần chủ yếu từ bột mì nên khi gặp nhiệt độ cao sẽ rất dễ kết dính lại với nhau làm hỏng bánh.
Nấu sôi hoành thánh khoảng 3 phút thì bạn vớt ra và cho vào một tô nước lạnh. Sau 5 phút bạn vớt ra để ráo. Bánh hoành thánh khi này sẽ thơm và dai hơn.
Đối với hoành thánh hấp: Bạn hấp hoành thánh bằng xửng hấp, thời gian hấp khoảng 7-10 phút là bánh đã chín.
Lưu ý, khi hấp bánh bạn nên quét một lớp dầu ăn bên ngoài bánh để tránh các bánh dính lại với nhau.
Đối với hoành thánh chiên: Bạn chờ dầu sôi thì cho hoành thánh vào chiên khoảng 5- 7 phút cho đến khi bánh ngả màu vàng đều.
Nên cho nhiều dầu, ngập bánh càng tốt, khi đó bánh sẽ có độ giòn và màu vàng đẹp mắt.
Muốn bánh được giòn hơn bạn có thể chiên sơ lần 1 rồi vớt ra ngoài, xong 1 lượt bạn chiên tiếp lần 2.
3. Cách chế biến các món ăn từ hoành thánh
3.1. Hoành thánh nấu tôm khô
Nguyên liệu:
- 5 lá hoành thánh
- 10g tôm khô
- 500g xương heo
- 100gr huyết vịt
- 500gr củ cải trắng
- Hành lá, hành khô, ngò gai và các gia vị khác như nêm, mắm, muối, tiêu xay
Cách làm:
Đối với lá hoành thánh khô: Bẻ nhỏ lá hoành thánh khô thành miếng vừa ăn cho vào 1 cái thau. Đổ vào 500ml nước và ngâm khoảng 30 phút.
Khi lá hoành thánh đã nở mềm thì rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
Đối với xương heo: Dùng 1 ít muối chà sát lên bề mặt xương rồi rửa sạch, để ráo nước. Huyết vịt mua về bạn rửa bằng nước sạch rồi cắt thành các khúc vừa ăn. Có 03 cách để khử mùi hôi của xương heo:
Cách 1: Đun nồi nước, đến khi sối thì cho xương heo vào và chần sơ từ 3 – 5 phút, sau đó đem rửa sạch.
Cách 2: Sử dụng muối và giấm trắng chung vào 1 thau, sau đó dùng hỗn hợp này chà xát lên xương heo khoảng 5 phút, đem rửa sạch là hết mùi hôi của xương.
Cách 3: Một cách đơn giản hơn là ngâm xương heo trong nước vo gạo khoảng 15 phút là khử hết mùi hôi của xương heo.
Các nguyên liệu khác như: củ cải trắng nạo vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn; hành lá, ngò gai sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ; tôm khô ngâm cùng nước sôi nóng khoảng 15 cho nở mềm ra.
Nấu nước lèo: Nấu 1 nồi nước khoảng 3 lít nước. Cho vào nồi củ cải trắng đã cắt khúc, xương heo, tôm khô, ½ muỗng canh muối, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh bột ngọt hoặc đường.
Đun hỗn hợp nguyên liệu này từ 15-20 phút.
Đến khi nước sối bạn vặn cho nhỏ lửa và tiếp tục nấy như vậy trong vòng 45-60 phút.
Trong quá trình hầm xương nếu có bọt thì hớt bỏ đi để nước dùng được trong hơn.
Khi xương đã chín mềm thì cho huyết vịt đã cắt vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Tiếp tục, với nồi nước dùng đó, bạn tiến hành cho 5 lá hoành thánh khô vào và nấu với lửa vừa khoảng 5 – 7 phút.
Nấu đến khi hoành thánh chuyển màu vàng trong, khi ấy hoành thánh đã chín thì tắt bếp.
Cuối cùng, múc hoành thánh ra bát tô cùng với xương heo, huyết vịt, tôm khô và củ cải. Rắc lên trên ít hành lá, ngò gai đã cắt nhuyễn, thêm chút hành phi khô và tiêu xay là hoàn thành món ăn.
Món ăn có vị ngọt thanh từ xương và rau củ, hương vị đậm đà hòa quyện với lá hoành thánh mềm, thêm chút sần sật của huyết vịt, một món ăn vô cùng ngon và bổ dưỡng.
Món ăn này dùng khi còn nóng và chấm cùng chén nước mắm dầm ớt cay.
3.2. Mì hoành thánh khô xá xíu
Nguyên liệu:
- Vỏ hoành thánh
- 1 kg xương heo
- 1 củ hành tây
- 50g tôm khô
- 1 củ cải trắng
- 200g tôm tươi đã bóc vỏ, giã nhuyễn
- 200g thịt heo xay
- 400g thịt nạc vai có chút mỡ
- Nấm đông cô
- Hành lá, tỏi, hẹ, giá đỗ và các gia vị khác như nêm, muối, tiêu xay.
Cách làm:
Xương heo rửa sạch, luộc qua nước sôi từ 5-7 phút rồi đem đi rửa sạch.
Sau đó hầm xương cùng với hành tây (đã cắt khúc to), tôm khô và của cải trắng.
Khi thấy nước sôi thêm vào 1 thìa muối và 1 thìa hạt nêm.
Tôm tươi và thịt heo xay cho vào 1 tô lớn, thêm vào 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa hạt nêm, tiêu xay và chút dầu mè (hoặc dầu ăn).
Trộn đều hỗn hợp và ướp khoảng 30 phút cho gia vị thấm đều.
Lá hoành thánh trải lên mặt phẳng sạch (dùng thớt hoặc mâm). Cho vào giữa lá 1 thìa hỗn hợp thịt và tôm đã ướp.
Gập đôi và gấp các mí cho xoắn vào nhau, có thể thoa nước lên các mép bánh để dễ dính hơn.
Tiếp theo bạn đem hoành thánh đi luộc khoảng 5-7phút.
Sau khi vớt bánh hoành thánh ra thì ngâm ngay vào nước đá để bánh hoành thánh không bị dính vào nhau. Sau 3 phút vớt ra để ráo nước.
Thịt nạc vai rửa sạch và đem luộc cùng chút muối, thả thêm vài lát gừng cho thơm, thịt chín thì thái lát mỏng vừa ăn.
Hành là và hẹ rửa sạch để ráo nước. Nấm đông cô bạn ngâm vào nước ấm đến khi mềm. Mì trứng chần sơ qua nước sôi nóng.
Tiếp theo bạn tiến hành làm nước sốt cho món ăn.
Tỏi băm nhỏ và phi thơm, cho vào 3 thìa cà phê xì dầu, 2 thìa dầu hào, 1 thìa dầu mè và 2 thìa đường, khuấy đều hỗn hợp cho sệt lại thì tắt bếp.
Vậy là hoàn thành phần nước sốt.
Xếp mì trứng là đĩa, đặt lên vài lát thịt đã luộc, hoành thánh luộc, thêm chút nấm đông cô và hẹ cắt nhỏ vào.
Sau cùng là rưới phần nước sốt và bát mì. Khi ăn bạn trộn đều lên để thưởng thức, rắc thêm chút tiêu cho dậy mùi thơm.
3.3. Súp hoành thánh sườn non
Nguyên liệu:
- 700 g sườn non
- 200 g vỏ hoành thánh
- 300 g thịt bằm
- 10 cây nấm đông cô
- 1 củ cải trắng
- 1 bắp ngô non
- Hành tím, hành lá và các gia vị khác như nêm, dầu mè, muối, tiêu xay.
Cách làm:
Sườn non ngâm và rửa sạch, chặt thành các khúc vừa ăn. Sau đó đem luộc sơ khoảng 3 phút để loại bỏ căn bẩn.
Ngô non cắt khúc dài khoảng 3 cm, củ cải trắng nạo vỏ rửa sạch và cắt khúc vừa ăn. Nấm đông cô ngâm nước ấm cho mềm ra.
Tiếp theo, đun sôi 1 nồi nước, cho sườn non, củ cải, ngô non, thêm chút muối và đun lửa vừa khoảng 30 phút rồi thả tiếp nấm đông cô.
Hầm khoảng 20 phút nữa, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Để làm nhân hoành thánh. Trộn đều thịt bằm với hành tím, dầu mè, thêm chút hạt nêm và tiêu xay, để hỗn hợp thấm gia vị khoảng 15 phút.
Trải lá hoành thánh ra mâm, múc 1 muỗng thịt đã ướp đặt vào giữa bánh, túm xoắn các mí bánh lại với nhau, có thể thoa nước lê mép bánh để dễ dính hơn.
Sau đó đem hoành thánh đi luộc khoảng 5-7 phút, khi vớt hoành thánh ra thì ngâm trong nước đá khoảng 3 phút cho vỏ bánh bớt dính.
Cuối cùng là xếp hoành thánh vào tô, xếp sườn non lên trên, chan nước hầm xương. Rắc thêm hánh lá và ít tiêu đen rồi thưởng thức.
4. Lưu ý khi chọn mua nguyên liệu để nấu hoành thánh
4.1. Cách chọn mua tôm khô
Chọn mua tôm khô có kích thước vừa, bởi tôm to quá sẽ cứng, còn tôm nhỏ thì không đủ vị ngọt.
Chọn tôm khô có màu hồng đỏ tự nhiên, tránh chọn tôm khô xuất hiện các đốm li ti trên bề mặt hoặc tôm có màu sắc bất thường.
Chú ý phân biệt để không phải mua tôm có màu đỏ sậm bởi đây là tôm bị nhuộm phẩm màu.
Chọn tôm khô có độ săn chắc khi sờ vào, cảm giác ráo tay, không mua tôm quá giòn, dễ vỡ vụn.
Khi ngửi thì không thấy mùi tanh hôi, để tránh trường hợp mua phải tôm bị ngâm hóa chất bảo quản.
Khi chọn sườn lợn: chọn những dải sườn chưa lọc thịt quá kĩ, thịt sườn màu sắc tươi sáng, sờ vào có độ đàn hồi nhất định.
Lưu ý tránh sườn của lợn già, kích thước khá lớn, sườn này nước không được ngọt và có vị hôi.
4.2. Cách chọn mua xương heo
Nên mua xương heo tươi sẽ ngon hơn xương đông lạnh. Chọn xương heo có màu đỏ, tránh mua xương heo đã xuất hiện các vết thâm đen hoặc các đốm li ti.
Thịt xương khi ấn vào phải có độ săn chắc, đàn hồi tốt, thịt không chảy nhớt hay quá mềm. Không mua sườn lợn già và có kích thước lớn, loại sườn này sẽ không ngọt và có mùi hôi.
4.3. Cách chọn mua củ cải trắng
Nên mua những củ cải trắng thon dài, tránh mua củ cải có phần đuôi mập bởi chúng có vị rất nhạt.
Chọn củ cải trắng có vỏ trơn bóng, không bị lồi lõm, khi ấn vào thấy chắc tay.
Chú ý củ cải có vỏ trơn bóng nhưng cuống đã héo thì không được chọn bởi đây là những củ đã bị tiêm hóa chất bảo quản.
Nên chọn củ cải trắng có phần cuống tươi và rễ còn nguyên vẹn, đây là những củ mới được thu hoạch, còn tươi ngon.
5. Lưu ý trong quá trình nấu hoành thánh
Đối với phần nước dùng, điều đặc trưng cho món hoành thánh khô nằm ở phần nước dùng.
Nước dùng bạn nên nêm nếm sao cho hợp khẩu vị, phần nước dùng ít nên hãy nêm đậm đà để bánh dễ thấm vị.
Món hoành thánh khi đến Việt Nam sẽ được điều chỉnh hương vị cho phù hợp với khẩu vị người Việt.
Khi chế biến món ăn tại nhà bạn có thể thêm cay hay mặn tùy ý, không nhất thiết phải đúng chuẩn vị Trung Quốc.
Song, phần nguyên liệu vẫn phải giữ nguyên bởi đó tạo nên đặc trưng của món ăn này.
Hoành thánh khi nặn phải bịt kín 2 đầu, tránh nhân bị bung ra khi nấu.
Hoành thánh nên luộc chín tới. Do bột làm hoành thánh có thành phần chủ yếu là bột mì, vỏ bánh khá mỏng, khi nấu sẽ có độ trong nhất định, nấu lâu sẽ khiến vỏ bánh bị nhũn, nát.
Để các nguyên liệu làm nhân hoành thánh được kết dính tốt nhất thì phải được xay nhuyễn.
Hoành thánh nặn xong nếu chưa dùng đến thì bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, không nên luộc trước.
Trên đây là những chia sẻ của Stcpharco về cách nấu hoành thánh khô.
Hi vọng bạn đọc sẽ áp dụng thành công các cách này để làm ra món hoành thánh ngon, hấp dẫn chiêu đãi cả gia đình nhé.
Có thể bạn quan tâm:
[HƯỚNG DẪN] Cách Nấu Há Cảo Nước Thơm Ngon
[TÌM HIỂU] Cách Làm Sạch Cuống Họng Heo
[ THAM KHẢO ] Ruột Già Heo Nấu Món Gì Ngon?
[ GỢI Ý ] Rắn Mối Làm Món Gì Ngon?