Củ cải trắng là loại thực phẩm đã quá quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, nếu đã chán với với những cách chế biến xào, khi thịt, nấu canh hay làm kim chi… thì hãy đổi vị bằng món củ cải khô.
Cùng Stcpharco bắt tay vào bếp với cách muối củ cải khô ngay bây giờ nhé!
Hướng Dẫn Cách Muối Củ Cải Khô Tại Nhà
1. Lưu ý khi chọn mua củ cải trắng
Chọn những củ có dáng thẳng, thon dài dần về phía đuôi, củ phải còn nguyên vẹn, vỏ nhẵn nhụi, không chọn củ bị dập nát.
Củ cải trắng khi cầm lên thấy chắc tay, phần thân khi bóp vào thấy cứng, bấm vỏ có độ giòn.
Chọn mua củ còn nguyên phần cuống lá xanh tươi và bám chắc vào thân, có tua rễ.
Không mua củ cải trắng có kích thước quá to, thân phình, mềm, lá bị héo úa.
Tránh mua củ có phần đầu dày, to vì chúng nhiều xơ và không ngọt.
2. Lưu ý trong cách muối củ cải khô
Củ cải trắng bạn có thể cắt dọc hay ngang tùy vào sở thích.
Sau khi sơ chế xong củ cải trắng, ngoài việc phơi bằng móc thì có thể cho vào sàng tre, rổ lớn hoặc mâm rồi mang phơi.
Nên có máy sấy đồ ăn thì sấy củ cải trong 4 đến 8 giờ với nhiệt độ khoảng 400-800 độ C tùy độ dày của miếng củ cải.
Trước khi cho vào lọ bảo quản nên để củ cải nguội hẳn. Nếu cho vào lọ khi còn ấm sẽ khiến lọ bị hấp hơi và củ cải dễ ẩm mốc.
Để món củ cải khô thành công thì thời tiết đóng vai trò quan trọng, do đó nên chọn những ngày khô nắng ráo và độ ẩm thấp để phơi củ cải.
3. Cách bảo quản củ cải khô
Sau khi làm theo hướng dẫn cách muối củ cải khô và thu về thành phẩm, bạn cần chú ý đến việc bảo quản món nguyên liệu này.
Cần bảo quản thật kín thì củ cải khô mới giữ được lâu.
Do đó, hãy sử dụng những túi ni lông dày đựng và buộc kín miệng túi lại, hoặc sử dụng các hộp, lọ thủy tinh và đặt nơi khô ráo.
Trong quá trình bảo quản hạn chế đóng hay mở túi nhiều lần. Vì vậy, hãy chia củ cải khô thành nhiều túi nhỏ vừa với khẩu phần ăn của gia đình.
4. Mẹo để thực hiện thành công cách muối củ cải khô
Nước sử dụng ngâm củ cải muối phải để thật nguội trước khi đổ vào hũ cải, như thế món ăn sẽ tươi và giữ được độ giòn.
Củ cải ngâm trong khoảng 1-2 ngày là có thể sử dụng được, càng ngâm lâu thì củ cải sẽ càng thấm vị.
Trong quá trình sơ chế củ cải không cần thiết phải nạo vỏ, để vỏ thì món ăn sẽ giòn hơn.
5. Cách muối củ cải khô
Nguyên liệu:
- Củ cải trắng
- Muối
Cách làm:
– Sơ chế củ cải: Củ cải mua về đem đi rửa thật sạch. Sau đó bổ củ cải thành 3-4 khúc dài tùy sở thích (khoảng 5-7cm).
Tiếp tục tháo các khúc này thành các lát mỏng.
– Ướp muối củ cải:
Củ cải sau khi đã thái thành các lát mỏng thì đổ vào 1 thau lớn và ướp cùng với muối.
Tùy khẩu vị có thể cho 4-5 muỗng muỗi. Trộn đều cho muối thấm vào từng lát củ cải. Ướp trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng rồi vớt ra và đem đi phơi nắng.
Ngoài ra, sau khi ướp muối, để cho củ cải bớt vị mặn, bạn đem rửa củ cải với nước sạch, sau mới đem đi phơi.
– Phơi khô củ cải:
Rải củ cải lên mâm hoặc nia hoặc 1 cái rổ lớn.
Chú ý tản đều củ cải xung quanh nia/mâm/rổ, củ cải sẽ nhanh khô hơn. Sau đó đặt phơi tại nơi thông thoáng, dưới ánh nắng trực tiếp.
Nếu thời tiết nắng đẹp, thì mất khoảng 3–4 nắng bạn sẽ thu được thành phẩm đạt chuẩn.
Ngược lại, nếu thời tiết có mưa hoặc ít năng có thể mất từ 5- 6 nắng thì củ cải mới khô được như ý.
Củ cải trắng sau khi phơi khô sẽ có màu vàng nhẹ đẹp mắt. Khi dùng củ cải muối chế biến thì món ăn có hương vị thơm ngọt tự nhiên, đảm bảo vệ sinh.
Vậy củ cải khô làm món gì? Củ cải khô nấu món gì? Bạn có thể dùng củ cải khô để chế biến nhiều món ăn ngon.
Chẳng hạn như thịt kho củ cải khô, thịt bò xào củ cải, nấu canh…
Ngoài ra củ cải muối khô để xào hoặc ướp chua ngọt. Sau khi đã biết cách muối củ cải khô thì hãy tham khảo cách làm củ cải khô ngâm chua ngọt sau đây.
6. Cách làm củ cải khô muối chua ngọt
Nguyên liệu:
- Củ cải đã muối khô
- Giấm gạo
- Các gia vị như đường, mắm, ớt, tỏi.
Cách làm:
Làm nước tỏi ớt: Tỏi bóc vỏ và đập dập, băm tỏi cùng với ớt. Cho tỏi và ớt và nồi nước và đun sôi khoảng 4-5 phút.
Sau đó chờ nước nguội thì lọc qua rây để bỏ đi phần tỏi ớt, thu về được phần nước tỏi ớt.
Ướp củ cải:
Cho củ cải đã phơi khô vào bát tô, đổ vào 2-3 muỗng canh nước tỏi ớt và trộn đều cho củ cải được thấm vị, tiếp tục cho 60gr đường vào.
Trộn đều nguyên liệu cho đến khi đường áo đều vào củ cải.
Ngâm củ cải:
Chuẩn bị 1 hũ thủy tinh đã rửa sạch và để khô. Cho vào hũ phần củ cải đã ướp đều đường, đổ phần nước tỏi ớt vào ngâm cùng.
Ngâm trong khoảng 4-5 ngày để củ cải được thấm đều gia vị và chuyể sang màu vàng đẹp mắt.
Thành phẩm:
Món củ cải khô trộn chua ngọt khi thưởng thức sẽ cảm nhận rõ vị cay nhẹ của ớt, vị mặn của củ cải và vị chua chua của nước, kết hợp tạo nên sự kích thích vị giác vô cùng.
Món ăn rất hợp để ăn kèm với cơm nóng, mì, cháo hay các món mặn khác khiến bữa ăn thêm đậm đà và đa dạng hơn.
7. Cách làm củ cải khô ngâm nước tương
Nguyên liệu:
- 1 phần củ cải khô
- Các gia vị như mắm, đường, tỏi, ớt (số lượng tùy vào độ ăn cay)
Cách làm:
Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng. Ớt cắt nhỏ, tùy theo khẩu vị mà sử dụng số lượng tương ứng.
Nấu nước tương: sử dụng ½ chén nước tương, 1.2 chén đường (tương đương 100g), ½ chén nước, sau đó trộn đều hỗ hợp và đem đi nấu sôi.
Chờ đến khi đường tan hết thì tắt bếp và để nguội.
Tiến hành ngâm củ cải với nước tương: Cho toàn bộ củ cải và tỏi ớt vào hũ thủy tinh.
Chú ý xếp lần lượt 1 lớp củ cải khô thì rải 1 ít tỏi và ớt. Sau đó đổ phần nước tương đã nấu vào sao cho nước ngập hết phần củ cải.
Hỗn hợp này ngâm khoảng 1- 2 ngày là sử dụng được.
Thành phẩm:
Phần củ cải giòn và thấm vị từ nước tương, thêm chút vị cay của ớt và hương thơm từ tỏi, ăn rất “tốn” cơm.
Món củ cải ngâm nước tương vô cùng dễ làm mà lại ngon, là món ăn có thể bảo quản được lâu.
Tại Nhật Bản, món ăn này còn được gọi với cái tên khác là ca la thầu. Một món ăn phù hợp cho cả người ăn chay và ăn mặn.
Bên cạnh đó, món ăn còn rất tốt cho tiêu hóa, giúp phòng một số bệnh về dạ dày, đường ruột.
8. Cách làm củ cải khô trộn sa tế
Nguyên liệu:
- 1 phần củ cải khô
- 50g lá tỏi
- Sa tế, nước tương, đường, mè trắng, muối ăn
Cách làm:
Lá tỏi đem rửa sạch và băm nhỏ.
Củ cải khô ngâm vào nước lọc khoảng 1 tiếng để các sợi củ cải nở mềm ra. Sau đó, vớt củ cải ra và rửa sạch với nước sạch cho bớt vị mặn.
Làm nước sốt sa tế: Pha nước sốt theo tỉ lệ 1:1:2 tương ứng xì dầu:giấm ăn:sa tế. Trộn thêm lá tỏi băm vào.
Từ từ đổ hỗn hợp nước sốt vào bát đựng củ cải khô, sau đó trộn đều và để củ cải ngấm vị khoảng 10 phút.
Sợi củ cải giòn giòn kết hợp cùng vị cay ngọt đậm đà ăn kèm cơm trắng vô cùng hấp dẫn vị giác khiến bạn khó mà ngừng đũa.
Với những gợi ý của Stcpharco về cách muối củ cải khô và các món ăn chế biến từ củ cải khô, hi vọng bạn đã tự tin trổ tài vào bếp để chế biến những món ngon hấp dẫn cho cả gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
[ HƯỚNG DẪN ] Cách Làm Sấu Ngâm Đường Không Bị Teo
[ BẬT MÍ ] Trái Thần Kỳ Chống Say Rượu Cực Kỳ Hiệu Quả
[THAM KHẢO] Sườn Sụn Nấu Món Gì Cho Ngon
[TÌM HIỂU] Sầu Riêng Musang King Có Mấy Loại?